Các câu hỏi về những rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ

Trong nguyên tắc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, nếu trẻ vui vẻ hợp tác với người lớn thì đó là dấu hiệu người lớn giúp trẻ phát triển tốt. Còn ngược lại, nếu trẻ cảm thấy đau khổ, phản kháng thì cần tìm hiểu lý do. Tôi không biết con bạn đã nói được chưa? Nếu trẻ đã biết nói, thì phụ huynh nên lắng nghe trẻ bày tỏ sự lo sợ đến trường.
  Hỏi: Vì thấy cháu phát triển bình thường nên tôi cũng không lo lắng lắm, nghĩ cháu hiếu động ban ngày, đêm lặp lại hành động ban ngày như BS giải thích khi tôi đi tư vấn. Nhưng giờ cháu gần 3 tuổi khoảng gần 1 tháng nay đêm cháu lại khóc, la hét, tôi cố dỗ dành có lúc tức quá phét vào mông cho cháu tỉnh nhưng cháu càng la to hơn chừng khoảng 10 phút mới ngủ tiếp.BS ơi con tôi có phải thần kinh có vấn đề không? nếu muốn khám tôi phải cho con đi khám ở đâu? Hiện tại con tôi ăn uống bình thường, sức khỏe rất tốt.
 Trả lời:
   Con gái của bạn gần được 3 tuổi, nhưng từ 14 tháng tuổi bé ngủ đêm hay la hét, đập giường chiếu, đập người nằm bên cạnh rồi một thời gian bé ngưng. Nhưng 1 tháng gần đây, bé lại khóc, la hét, bị bạn phét vào mông cho tỉnh, nhưng bé càng la to hơn khoảng 10 phút rồi ngủ tiếp. Như vậy, là cho đến thời điểm này, bé có 2 đợt bị rối loạn giấc ngủ. Theo như bạn kể, những hành vi bất thường đó xảy ra trong lúc bé ngủ, chứng tỏ bé có những cơn ác mộng gây kinh hoàng cho bé. Bạn không nên phét vào mông để đánh thức bé, vì vô tình bạn thêm một hành vi bạo lực đối với bé nữa. Bạn có thể hẹn khám tâm lý cho bé tại  đơn vị Tâm Lý, Bệnh viện Nhi Đồng 1(ĐT: (08) 9271119). Trong khi chờ đợi, bạn nên xem trong 2 thời điểm trước khi bé có những biểu hiện rối loạn giấc ngủ, có biến cố nào xảy ra gây sự hoảng sợ cho bé không? Bé có chơi trò chơi hay xem phim siêu nhân không? Có ai nhát ma hoặc cho bé xem phim ma không? Bé có cùng với người lớn xem phim có những màn bạo lực không? Cách giáo dục trong gia đình có dùng lời hù dọa, mắng chửi, đánh đập trẻ khi trẻ không làm hài lòng cha mẹ không?  Trẻ có bị ép buộc ăn uống khi trẻ từ chối ăn không? Cần tìm hiểu những yếu tố đó để tìm ra nguyên nhân gây căng thẳng , lo sợ cho bé và tìm cách trấn an trẻ để trẻ có một giấc ngủ tốt hơn.
   Hỏi : Con tôi tròn 4 tuổi. Tôi cho bé đi học mẫu giáo từ lúc 3 tuổi. Từ đó đến nay bé vẫn đi học bình thường, ăn uống , phát triển tốt. Nhưng không hiểu sao vài ngày gần đây , khi tôi chở bé đến trường, lúc vào lớp thì bé khóc ré lên không chiu vào học, đến nỗi cô giáo phải ra bế bé vào lớp học, còn tôi thì giải thích với bé đủ các lý do tại sao không đi học nhưng bé vẫn nhất quyết không chiu vào lớp học. Xin bác sĩ vui lòng tư vấn với trường hợp như vậy tôi nên có cách nào? Vì khi đón bé về và trước lúc đi học chúng tôi đều "công tác tư tưởng" cho bé là "tai sao phải đi học" nhưng khi đến lớp thì bé lại như vậy. Trong khi các bé đồng trang lứa vào lớp vẫn vô tư thì bé nhà tôi lại có biểu hiện như vậy? Xin cảm ơn bác sĩ.
   Trả lời:
   Con bạn tròn 4 tuổi. Vài ngày gần đây, khi được chở đến trường, lúc vào lớp bé khóc ré lên không chịu vào học mặc dù cô giáo và bạn đã giải thích. Phụ huynh đã “công tác tư tưởng” cho bé là “tại sao phải đi học”, nhưng phụ huynh có thử tìm hiểu lý do bé sợ đi học không? Trong nguyên tắc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, nếu trẻ vui vẻ hợp tác với người lớn  thì  đó là dấu hiệu người lớn giúp trẻ phát triển tốt. Còn ngược lại, nếu trẻ cảm thấy đau khổ, phản kháng thì cần tìm hiểu lý do. Tôi không biết con bạn đã nói được chưa? Nếu trẻ đã biết nói, thì phụ huynh nên lắng nghe trẻ bày tỏ sự lo sợ đến trường. Có thể trẻ có mối quan hệ không tốt đối với cô giáo hoặc các bạn, rồi bị phạt hay bị hù dọa cách nào đó mà không dám nói ra. Vì thế, phụ huynh nên gần gũi trẻ và giúp trẻ bộc lộ những khó khăn qua lời nói hay cách chơi hoặc hình vẽ để tìm hiểu nguyên nhân của sự sợ hãi khi bé đến trường.
                                                                                         Theo eva.vn

Tin liên quan
Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh: Không thể chậm trễ
Người hàn gắn yêu thương
Tâm lý lứa tuổi học sinh THCS
PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ 6 ĐẾN 11 TUỔI
Tâm lý trẻ lên 6
Tâm lý trẻ 5 tuổi, những điều bố mẹ nên biết
Tâm lý trẻ em ở tuổi ấu nhi (1 đến 3 tuổi)
Các tiêu chuẩn chẩn đoán trẻ mắc tự kỷ
Các vấn đề về rối loạn lo âu
Các vấn đề về trầm cảm
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ