Tuyệt chiêu cai bé "nghiện" mẹ

 
Cảnh bé lẽo đẽo theo mẹ không phải là hiếm gặp,chắc chắn rằng tâm lý bị bám và bám sẽ đều khiến cả mẹ và bé đều mệt mỏi. Bám mẹ là đặc điểm tự nhiên của các bé vì mẹ luôn là người gần gũi và chăm sóc bé nhiều nhất. Chính vì thế bé luôn thấy được cảm giác an toàn và hạnh phúc khi được ở bên mẹ mà không phải những người thân khác trong gia đình.

Bám mẹ quá không phải là điều tốt
Bám mẹ là hiện tượng bình thường mà các bé sẽ thể hiện trong quá trình phát triển tâm lý của mình. Nhưng bám ở mức độ thế nào cho hợp lý lại là một bài toán cần giải.
Nếu như bạn vào nhà vệ sinh bé cũng gào khóc đòi theo thì bạn cần “chỉnh đốn” lại bé. Bởi việc bám mẹ hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển tính cách độc lập của bé sau này. Bám mẹ một cách quá đáng sẽ khiến bé trở nên phụ thuộc,thiếu tự tin,khả năng hòa nhập với môi trường không tốt. 
Vậy “chỉnh” bé thế nào? Hãy tham khảo vài lời khuyên dưới đây các mẹ nhé!
Bạn nên giữ thái độ thoải mái,bình tĩnh nhất có thể. Bạn có thể lấy cớ ra chợ,đi làm,nhỏ nhẹ chào con. Bạn cứ thủ thỉ với con rằng đi chợ,đi làm là việc đương nhiên một người mẹ cần làm,một em bé ngoan sẽ để cho mẹ đi làm mà không khóc. Bạn có thể phân tích việc bé ở với ông bà cũng rất vui và ấm áp. 
Có thể,hôm đầu bé sẽ trả lời bạn bằng những đợt khóc nẫu ruột nhưng bạn yên tâm,bạn hãy nghĩ rằng rồi bé sẽ quen. Quan trọng nhất là thái độ của mẹ khi bé khóc,bạn mà quay ra khóc cùng và ôm con thì coi như “phản tác dụng”.
Các bà mẹ nên cứng rắn và hãy mỉm cười với bé để bé có cảm giác an toàn và không lo sợ khi vắng mẹ. 
“Cai” từ từ không vội vàng
Bạn cần cho bé "cai mẹ" từ từ,tránh đột ngột quá khiến cho bé hụt hẫng,thất vọng hay hoảng loạn. Bạn cũng đừng kỳ vọng việc bé sẽ không bám mẹ trong một hai hôm. Việc này cần phải có thời gian và bạn cần cho bé làm quen. 

Cả hai mẹ con cùng chấp nhận chuyện mẹ sẽ đi làm,bé sẽ ở nhà với ông bà hoặc người thân khác trong gia đình. Qua thời gian,chắc chắn bạn sẽ quen với việc này và hơn hết,bé sẽ quen với sự không có mặt của mẹ trong một khoảng thời gian trong ngày. 
Tuyệt đối không “biến mất” bất thình lình
Nhiều bậc phụ huynh áp dụng chiêu thức này để đi làm với suy nghĩ rằng khi bé đang ngủ,đang chơi thì sẽ mất tập trung,không để ý,rồi bé sẽ quên đến sự có mặt của mẹ... Nhưng đây lại là sai lầm. 
Bởi sự "biến mất" bất ngờ này chỉ làm bé lo lắng thêm mà thôi. Bạn cần “quang minh chính đại” chào tạm biệt bé. 
Không kéo dài thời gian chào con
Đây là một vấn đề mà bà mẹ nào cũng mắc phải. Bạn cần nhớ kiên quyết mới giúp bé tự lập,không bám mẹ hơn. Bạn nên chào con một cách nhanh gọn và bước đi trong dứt khoát. Bé khóc bạn cũng nên nhanh chân đi làm,tránh tình trạng bé khóc rồi mẹ khóc theo,ôm con đến hàng tiếng. Làm vậy cả bạn và bé sẽ bị stress thôi. 
Không sợ con khóc
Từ hai tuổi trở đi,bé có thể tự tham gia vui chơi cùng nhóm bạn,vừa là học nói,vừa là hình thành khả năng thích nghi xã hội. Không nên sợ con khóc,lo con bị bạn bắt nạt mà “cách ly” bé với bạn chơi. Hãy để cho bé hòa đồng bằng cách đưa bé đến nơi có nhiều bé cùng tuổi khác. Hãy tôn trọng cách tham gia hòa nhập của bé. 
 Đây cũng là cơ hội để bé mở mang mối quan hệ để "cai mẹ". 
 Giữ đúng giao hẹn với bé
 Bạn cần tạo sự an tâm cho bé bằng cách giữ lời với bé: khi nào mẹ về để bé yên tâm. Chỉ có như vậy,bé mới tự nguyện và quen dần với sự vắng mặt tạm thời của mẹ.
 
Theo TTVN

Tin liên quan
Dạy con đối mặt với tiêu cực
Cách bảo vệ con khỏi những kẻ biến thái
Dạy trẻ biết yêu em
Dạy con biết khoan dung
Dạy con sống có trách nhiệm
Dạy con biết yêu thương từ bé
Dạy con yêu thiên nhiên
Giúp con sống nhân ái hơn
Giúp bé hứng thú với việc ăn uống
Hướng dẫn cách dỗ con nín khóc
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ