Phát triển công tác xã hội ở Việt Nam về phương diện pháp luật

VNSW xin giới thiệu bài viết “Phát triển công tác xã hội ở Việt Nam về phương diện pháp luật” của ThS Hà Đình Bốn tại Hội thảo quốc tế về chia sẻ kinh nghiệm về an sinh xã hội và công tác xã hội, ngày công tác xã hội 2012 tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự thay đổi và phát triển xã hội. Bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội, vào quá trình tăng cường năng lực giải phóng tiềm năng mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng, công tác xã hội giúp con người phát triển hài hòa, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho con người.

 1. Khái quát chung về nghề công tác xã hội và Nghề công tác xã hội ở Việt Nam
Trên thế giới, công tác xã hội phát triển như một nghề nhằm giải quyết các vấn đề xã hội. Thông qua hỗ trợ và tác động đối với cá nhân, gia đình, nhóm đối tượng, cộng đồng và hệ thống xã hội, CTXH nhằm giải quyết vấn đề xã hội, tăng cường phúc lợi và công bằng xã hội. Công tác xã hội đã ra đời do nhu cầu xã hội trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa; đã có quá trình phát triển hơn 100 năm qua trên thế giới. Công tác xã hội chuyên nghiệp đã tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, đối với Việt Nam nghề công tác xã hội mới chỉ ở bước đầu hình thành, chưa được phát triển theo đúng ý nghĩa của nó trên tất cả các khía cạnh. Công tác xã hội hiện đang là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng và đang giành được nhiều quan tâm của nhiều nhà xã hội học cũng như của các nhà nghiên cứu và các cấp lãnh đạo. Điều quan trọng hàng đầu là phải đào tạo được đội ngũ giảng viên về công tác xã hội cho các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề.
Đặt mục tiêu phát triển công tác xã hội thành một nghề ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội Việt Nam giai đoạn 2010-2020 (Quyết định 32/2010/QĐ-TTg). Mục tiêu của đề án là xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp.
Theo Đề án, sẽ đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho 60.000 cán bộ, nhân viên công tác xã hội với các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học. Trong đó mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất từ 1 đến 2 cán bộ, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội với mức phụ cấp hằng tháng bằng mức lương tối thiểu.
Đề án cũng nói rõ việc áp dụng ngạch, bậc lương viên chức công tác xã hội phù hợp với đặc thù nghề nghiệp; việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, như cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm chữa bệnh – giáo dục – lao động xã hội, cơ sở tham vấn, tư vấn theo nhóm đối tượng là người già, người khuyết tật, trẻ em mồ côi, người nhiễm HIV/AIDS, người tâm thần, người nghiện ma túy và các đối tượng khác.
 Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng: đào tạo cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ công tác xã hội; nghiên cứu hoàn thiện chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên công tác xã hội và thiết lập mạng lưới viên chức công tác xã hội trong các trường học.
2. Các nội dung cơ bản về nghề công tác xã hội
2.1.        Khái niệm về công tác xã hội
- Theo từ điển bách khoa ngành CTXH (1995) thì ” CTXH là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh xã hội cho người dân trong xã hội”.
- Theo Liên đoàn CTXH chuyên nghiệp quốc tế (họp ở Canada 2004) cho rằng ”CTXH là hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự thay đổi của xã hội bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội (vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ xã hội) vào quá trình tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng  của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. Công tác xã hội đã giúp cho con người phát triển đầy đủ và hài hòa hơn và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân”.
- Theo Hiệp hội Quốc gia các nhân viên xã hội Mỹ – NAW (1970) thì CTXH là hoạt động mang tính chuyên môn nhằm giúp đỡ những cá nhân, các nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hoặc khôi phục năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu ấy.
- Theo Hiệp hội cán bộ Xã hội quốc tế và Hiệp hội các trường đào tạo công tác xã hội quốc tế định nghĩa:“Nghề công tác xã hội thúc đẩy sự phát triển xã hội, giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ, tạo khả năng và giải phóng con người nhằm thúc đẩy phúc lợi. Sử dụng các học thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp vào những thời điểm khi con người tương tác với các môi trường của mình. Nhân quyền và công lý trong xã hội là những nguyên tắc nền tảng của công tác xã hội”.
  2.2. Vị trí, vai trò, chức năng của công tác xã hội
* Vị trí:
            Công tác xã hội được thực hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội khác nhau, như:

  • Bảo vệ trẻ em và phụ nữ nạn nhân của bạo hành gia đình và các hành thức hành hạ, ngược đãi, bóc lột, lạm dụng khác;
  • Bảo trợ xã hội, bao gồm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi, người khuyết tật, …
  • Phòng chống tệ nạn xã hội;
  • Tư pháp (điều tra, truy tố, xét xử, luật sư, tư vấn, trợ giúp pháp lý…)
  • Các chương trình cho thanh niên, người chưa thành niên;
  • Giáo dục ở các cấp học;
  • Y tế, bao gồm cả lĩnh vực sức khỏe tâm thần;
  • Phát triển cộng đồng;
  • Quản lý các dịch vụ xã hội;
  • Nghiên cứu chính sách …
 
     Vị trí của CTXH rất quan trọng, thể hiện trong một số khía cạnh sau đây:
a) Công tác xã hội với tư cách là một nghề
Công tác xã hội được coi là một nghề trong xã hội bởi:
- Thứ nhất, nó là một hoạt động chuyên môn, một khoa học thực hiện nhiệm vụ chức năng xã hội giao phó và được xã hội thừa nhận.
- Thứ hai, các chính sách, chương trình và dịch vụ công tác xã hội được triển khai bởi một bộ máy tổ chức theo hệ thống tổ chức ngành dọc và liên ngành.
- Thứ ba, công tác xã hội được thực hiện trên một nền tảng hệ thống giá trị, nguyên tắc, yêu cầu đạo đức nghề nghiệp được pháp luật quy định rõ ràng.
- Thứ tư­, là một khoa học bao gồm hệ thống kiến thức lý thuyết và hệ thống kiến thức kỹ năng thực hành
- Thứ năm, công tác xã hội đ­ược đào tạo ở nhiều cấp bậc trình độ sơ cấp, trung cấp, đại học, trên đại học.
b) CTXH có đối tượng riêng: Đối tượng của ngành CTXH là các cá nhân, các nhóm xã hội và cộng đồng có vấn đề xã hội cần phải giải quyết. Vấn đề xã hội ở đây được hiểu là những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề không bình thường trong cuộc sống, nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng tới sự an toàn, ổn định, phát triển của các đối tượng nói riêng và xã hội nói chung.
c) CTXH là hoạt động thực tiễn mang tính tổng hợp cao: Tính thực tiễn của ngành CTXH chính là các hoạt động thường xuyên tiếp xúc, giúp đỡ các đối tượng cần được trợ giúp thông qua cán bộ xã hội cùng với việc phải huy động nhiều nguồn lực từ các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, cộng đồng và cá nhân.
d) CTXH có các phương pháp hoạt động riêng và sử dụng các kỹ năng mang tính đặc thù cũng như phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của CTXH.
e) Mục đích của Công tác xã hội
Mục đích của công tác xã hội là can thiệp hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và tác động vào các hệ thống xã hội để giúp họ giải quyết được các vấn đề, thay đổi về mặt xã hội và tăng cường an sinh xã hội.
Công tác xã hội có tác động ở tất cả các cấp độ khác nhau trong xã hội, tùy theo nhu cầu được xác định. Người sử dụng dịch vụ công tác xã hội có thể là: Cá nhân; Gia đình; Nhóm người (ví dụ: những người có cùng nhu cầu hoặc vấn đề); Cộng đồng; Các hệ thống xã hội …
Giá trị của công tác xã hội là sự tổng hợp các nội dung về quyền con người và công bằng xã hội.
2.3. Vai trò
Từ các định nghĩa trên, có thể thấy CTXH  đóng một vai trò rất quan trọng, thể hiện trong nhiều vấn đề khác nhau:

  •  Củng cố an sinh xã hội thông qua việc cải thiện các vấn đề xã hội và tăng cường khả năng giải quyết vấn đề cho cá nhân và cộng đồng.
  •  Trợ giúp cá nhân, nhóm và cộng đồng, cũng như môi trường xã hội rộng hơn giải quyết và đối phó với khó khăn trong cuộc sống.
  •  Kết nối con người với các nguồn lực và hệ thống các dịch vụ xã hội, cũng như việ c thúc đẩy các tổ chức xã hội cung cấp dịch vụ và nguồn lực cho con người hoạt động có hiệu quả và mang tính nhân văn.
  • Thúc đẩy thực hiện và vận động chính sách hỗ trợ các nhóm yếu thế đẩy mạnh an sinh và công bằng xã hội;
  • Tổ chức nghiên cứu các vấn đề xã hội nhằm cải thiện khung pháp lý và tăng cường dịch vụ đáp ứng phù hợp cho các nhóm đối tượng;
  • Giáo dục cộng đồng nâng cao nhận thức và năng lực về giải quyết các vấn đề xã hội
 2.4. Các chức năng của công tác xã hội
CTXH có 4 chức năng cơ bản:
- Chức năng phòng ngừa;
- Chức năng can thiệp;
- Chức năng phục hồi;
- Chức năng phát triển;
Căn cứ vào các chức năng này, CTXH phát triển đa dạng nhiều loại hình thức trợ giúp con người khác nhau trong việc giúp họ giải quyết những khó khăn, vướng mắc của chính mình.
2.5. CTXH với vai trò là một thể chế xã hội
Để có vai trò như một thể chế xã hội, CTXH cần có những đặc trưng của một thể chế xã hội như đã nêu trên, tức bao gồm 4 yếu tố chủ yếu:
- Các hoạt động CTXH:
Từ năm 1922, Mary Richmond, một trong những nhà lý luận nổi tiếng về lĩnh vực CTXH đã phân loại các hoạt động CTXH bao gồm: CTXH với cá nhân, CTXH với nhóm, cải tạo xã hội và nghiên cứu xã hội. Sau này, các tác giả khác đã bổ sung thêm một số lĩnh vực họat động như tổ chức cộng đồng, hành động xã hội (là cá hành động có tổ chức, được pháp luật cho phép để động viên dư luận công cộng, luật pháp và sự quản lý công cộng vào những mục tiêu mà xã hội mong muốn), quản lý phúc lợi công cộng, công tác phòng ngừa và giáo dục…Tuy nhiên, một số hoạt động trong số đó theo phân tích của nhiều nhà nghiên cứu mang tính chất là phương tiện thực hiện hoặc mang tính chất lý luận nhiều hơn. Đa số ý kiến cho rằng CTXH với cá nhân, CTXH với nhóm là hai phạm trù cơ bản và tổ chức cộng đồng (hay CTXH với cộng đồng) cũng đựơc chấp nhận là một hoạt động chủ yếu của CTXH- trong đó CTXH với cá nhân, hoặc cá nhân và gia đình, được nhấn mạnh nhiều nhất với các đối tượng khác nhau và các dịch vụ đa dạng của CTXH.
 - Các mặt pháp lý của CTXH
Trong CTXH, nhiều hoạt động được Nhà nước cấp kinh phí, sự kiểm soát của các cơ quan Chính phủ, có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định tổ chức và hoạt động của các cơ quan, quy định các hoạt động có liên quan đến CTXH như: trợ giúp nuôi trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, người khuyết tật; trợ cấp gia đình đặc biệt khó khăn; vấn đề người phạm tội, đặc biệt là người chưa thành niên phạm tội, gia đình có vấn đề;  người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa; sức khỏe tâm thần; cứu trợ cộng đồng…Trên thực tế có rất nhiều phạm trù luật pháp khác có thể được liệt kê và là cơ sở đưa ra những phạm vi rộng hơn về mặt pháp lý của các họat động CTXH.
- Chuẩn mực giá trị:
Đây chính là  hàng loạt những giá trị mà nghề nghiệp CTXH phải tuân thủ, hay còn gọi là giá trị đạo đức nghề nghiệp CTXH, trong đó nhấn mạnh đến lòng tin vào giá trị con người, vào phẩm cách con người. Điều này cũng liên quan sự khác biệt về tính chất của CTXH hiện nay, không chỉ là hệ thống từ thiện và tình thương như trước đây mà là việc giúp đỡ con người biết cách tự giải quyết các vấn đề khó khăn của chính mình bằng những phương pháp chuyên môn dựa trên kiến thức khoa học của CTXH chuyên nghiệp.
Như vậy, rõ ràng CTXH đang và sẽ phải đảm bảo được 4 yếu tố trên, có nghĩa CTXH tác động trên cơ sở pháp lý xác định các mục tiêu của nó, những quy định đối với các hành động của nó và đưa ra những chuẩn mực cho việc tiến hành các công việc đó thông qua các quy định pháp lý, đạo đức và kỹ thuật. Những phân tích trên đây cho thấy CTXH trong thực tiễn cần có vai trò là một thể chế xã hội, có nghĩa là được pháp luật công nhận và quy định về tư cách pháp nhân, bộ máy, nhân sự, cơ sở vật chất và các hoạt động. Điều này có ý nghĩa quan trọng trọng việc xác định tính pháp lý của CTXH vì đó là điều kiện cần và đủ để nghề CTXH được phát triển, đặc biệt trong bối cảnh CTXH là một nghề được coi là mới ở Việt Nam hiện nay.

  1. 3.             Đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về các quy định liên quan đến nghề công tác xã hội ở Việt Nam
3.1. Ưu điểm
- Hiện nay nghề CTXH đã được khẳng định ở Việt Nam về mã số, ngạch bậc, có người thực hiện ở các cấp, bước đầu đã có cơ sở pháp lý – đó là Quyết định 32/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Việc tồn tại và phát triển CTXH ở Việt Nam đã trở thành một nhu cầuxã hộiKhông phải đếnđầu những năm 1990 CTXH mới được biết đến thông qua hàng ngàn khóa tập huấn ngắn hạn, qua các chương trình đào tạo ở một số trường đại học, cao đẳng, hoặc khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mã số đào tạo cho CTXH  là một ngành học ở cấp cao đẳng và đại học 2004, hay đến khi có Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của TTgCP về phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020… Trên thực tế, CTXH với những biểu hiện cụ thể của nó đã được đề cập trong pháp luật Việt Nam từ rất sớm, ngay những năm 40-50 của thế kỷ trước thông qua các hoạt động trợ giúp, hỗ trợ người cao tuổi, trẻ em mồ côi, khuyết tật, những người gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do cá nhân, tổ chức như Hội Chữ thập đỏ, phụ nữ, thanh niên …thực hiện. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật về lĩnh vực này đã có tiền đề và là một thuận lợi để chúng ta hoàn thiện.
- Đã có những văn bản có liên quan đến hoạt động CTXH được quy định trong các lĩnh vực cụ thể là cơ sở thuận lợi cho việc bổ sung, điều chỉnh, xây dựng các quy định pháp luật về nghề CTXH trong thời gian tới.Nhiều nội dung  liên quan đến CTXH đã được qui định trong pháp luật Việt Nam, có liên quan đến nhiều lĩnh vực của các Bộ, ngành. Pháp luật Việt Nam đã có một số văn bản quy định trực tiếp về CTXH như Luật nuôi con nuôi, Nghị định số 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật nuôi con nuôi, Nghị định 67 và Nghị định 13 về chính sách bảo trợ xã hội…Bên cạnh đó có nhiều văn bản mặc dù không quy định cụ thể về CTXH nhưng đã có quy định thể hiện khá rõ nét bản chất của CTXH và dịch vụ công tác xã hội.
- Việc tổ chức thực hiện các quy định có liên quan đến công tác xã hội và dịch vụ công tác xã hội về cơ bản đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, lãnh đạo các ban ngành, tổ chức quan tâm chỉ đạo, triển khai và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đó là cơ sở để từng bước đóng góp vào sự phát triển, hoàn thiện ngành, nghề CTXH ở Việt Nam.
- Hầu hết các văn bản trong các lĩnh vực: Hình sự, Dân sự, Hành chính, Hôn nhân và gia đinh, Nuôi con nuôi, Trợ giúp pháp lý; Lao động-Xã hội; Giáo dục, Y tế…có liên quan đến hoạt động CTXH về cơ bản đảm bảo tính hợp Hiến, hợp pháp, đa dạng, cụ thể  mang tính chất hệ thống, có  kế thừa, phát huy, điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn đặt ra và đảm bảo tuân thủ và thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước. Trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, các văn bản đã được triển khai, thực hiện và đã cơ bản đáp ứng những vấn đề  có liên quan đến những hoạt động phục vụ con người, cộng đồng, xã hội.
3.2. Hạn chế:
- Về cơ bản, các quy định pháp luật trong các lĩnh vực có liên quan đến CTXH rất đa dạng, phong phú, tuy nhiên chưa được xác định rõ đó là các hoạt động CTXH. Một số lĩnh vực còn thể hiện sự thiếu hụt, khoảng trống, trùng chéo, rải rác, đan xen, thiếu đồng bộ và bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện.
- CTXH ở Việt Nam, đối với những nội dung đã được pháp luật qui định vẫn còn chung chung, chưa cụ thể, Bên cạnh đó, còn nhiều nội dung về CTXH lại chưa được pháp luật qui định. Các quy định liên quan đến vị trí, vai trò, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và chính sách bảo đảm, hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội, dịch vụ công tác xã hội trong các văn bản luật pháp chưa rõ ràng. Các chính sách bảo đảm, hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội đối với các đối tượng thực hiện nhiệm vụ này chưa tương xứng, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, như quy định chế độ thụ hưởng chưa phù hợp với đặc thù của công việc mà họ đảm nhiệm, thực hiện. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội cũng chưa rõ, đặc biệt là đối với các đối tượng trong các cơ  sở cung cấp DVCTXH.
- Nếu so sánh tính chuyên nghiệp của CTXH ở Việt Nam với các nước phát triển, ngay cả các nước trong khu vực cho thấy còn một khoảng cách và có sự thiếu hụt thể hiện trên các mặt như về nhận thức, thể chế, chiến lược phát triển toàn diện, đào tạo cán bộ xã hội, mạng lưới nhân viên công tác xã hội và tổ chức bộ máy hoạt độngvị trí, vai trò, nhiệm vụ của cán bộ xã hội trong từng lĩnh vực cụ thể;  những quy định chung về CTXH, về thực hành CTXH…
- Ở một số nước, CTXH có luật riêng, có nhiều điều luật nằm xen kẽ trong các đạo luật hoặc luật chuyên ngành. Ở Việt Nam còn có những khoảng trống và bất cập do thiếu những điều kiện cần và đủ có liên quan giữa các quy định pháp luật đã được ban hành so với thực tiễn triển khai, thực hiện và vận dụng (như nhận thức, cơ chế, con người, cơ sở vật chất…). Hầu hết các lĩnh vực các quy định pháp luật về CTXH cho thấy có những vấn đề cần được bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi, xây dựng mới cho phù hợp với tình hình thực tiễn đặt ra và phù hợp với nhu cầu phát triển của CTXH ở Việt Nam và thế giới.
- Thực tiễn triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật về CTXH vẫn còn nhiều bất cập. Một số dịch vụ đang do tư nhân, ngoài công lập tiến hành, nhưng các tổ chức tư nhân này lại chưa hoặc thậm chí không có kiến thức, trình độ về CTXH, cũng như năng lực trang bị cho những người trực tiếp thực hiện các dịch vụ đó có điều kiện, kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ, kỹ năng bảo vệ mình; các loại hình dịch vụ CTXH  chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thực tiễn; các hoạt động mang tính CTXH chuyên nghiệp vẫn còn yếu, đặc biệt đội ngũ cán bộ CTXH vừa thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.
            4. Kinh nghiệm quốc tế liên quan đến xây dựng nghề công tác xã hội về phương diện pháp luật
Cho dù các hoạt động mang hình thái công tác xã hội đã tồn tại trong nhiều xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau, nghề công tác xã hội mới bắt đầu phát triển vào thế kỷ 19 tại Tây-Bắc Âu và Bắc Mỹ do kết quả của sự thay đổi xã hôi nhanh chóng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa diễn ra và mong muốn áp dụng các kiến thức khoa học vào việc trợ giúp các đối tượng. Sự thay đổi cấu trúc gia đình truyền thống, sự di cư nông thôn ra thành thị, mật độ dân số tăng ở thành thị làm nảy sinh các vấn đề xã hội phức tạp, các tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm gia tăng, trẻ em bị bỏ rơi, bị bóc lột sức lao động. Những yếu tố này đóng góp vào sự ra đời của nghề công tác xã hội.
    Ở những quốc gia, nghề công tác xã hội được chuyên nghiệp hóa, đều bao gồm những yếu tố chính như:

  • Hệ thống pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ xã hội;
    • Hệ thống giáo dục và đào tạo;
    • Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và thang bảng lương;
    • Hệ thống dịch vụ CTXH;
    • Hiệp hội nghề và hiệp hội giáo dục đào tạo công tác xã hội;
Bên cạnh đó, một số quốc gia còn xây dựng:
  • Tiêu chuẩn nghề công tác xã hội;
  • Đạo đức nghề công tác xã hội.
     Công tác xã hội trên thế giới đều dựa trên một số định nghĩa giống nhau, mục tiêu cơ bản và những giá trị chung. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có hướng tiếp cận của riêng mình, hướng tiếp cận này phản ánh trình độ và giai đoạn phát triển của quốc gia và văn hóa của quốc gia đó. Ví dụ, Mỹ, Úc và các nước Bắc Âu thì nhấn mạnh sự tương tác với cá nhân trong điều kiện một hệ thống phúc lợi xã hội đã phát triển ở trình độ cao. Ở các quốc gia khác, ví dự như Philippines, Papua New Guinea, các quốc gia Đông và Nam Phi thì trọng tâm là sự phát triển xã hội.
Theo một số nghiên cứu về luật pháp của một số quốc gia trên thế giới cho thấy:
- Luật liên quan tới nghề công tác xã hội;
- Luật quy định các hoạt động công tác xã hội trong những trường hợp cụ thể.
Ở một số nước được thể hiện cả hai loại hình trên, và một số nước khác chỉ thực hiện loại hình thứ hai. Cả hai dạng luật này, bao gồm các văn bản dưới luật như nghị định, quy định… được hình thành dựa trên nền tảng các luật quốc gia, quốc tế, các tuyên bố và công ước quốc tế.
 Luật quốc tế ảnh hưởng tới việc hình thành nghề công tác xã hội và các dịch vụ công tác xã hội gồm có các văn kiện của Liên hợp quốc cung cấp nền tảng cho luật pháp quốc gia có ảnh hưởng tới nghề công tác xã hội và các dịch vụ công tác xã hội bao gồm:

  • Tuyên bố toàn cầu về nhân quyền (1948)
  • Công ước về Quyền trẻ em (1989) (và các Nghị định thư không b��

Tin liên quan
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website


Bản đồ