Câu hỏi 33: Những kết quả đạt được sau hơn một năm triển khai thực hiện Đề án Phát triển nghề CTXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội?

Theo đánh giá của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ đã thực hiện được một số hoạt động của Đề án như sau:


1. Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội
a) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành:
- Thông tư số 08/2010/TT-BNV ngày 25 tháng 8 năm 2010 của Bộ Nội vụ về Quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức CTXH.
- Thông tư liên tịch số 11/2011/TTLT/BTC-BLĐTBXH của Bộ Tài chính-Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020.
- Thông tư số 34/2010/TT-BLĐTBXH ngày 8 tháng 11 năm 2010 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về Quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức CTXH đã quy định cụ thể về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức CTXH.
         - Thông tư số 04/2011/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 2 năm 2011 quy định tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội;
          - 100% các tỉnh, thành phố đã phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án 32 giai đoạn 2010-2015;
b) Các văn bản chỉ đạo:
- Công văn số 1992/LĐTBXH-BTXH ngày 21 tháng 6 năm 2011về việc triển khai dự toán bổ sung chi ngân sách nhà nước năm 2011 cho Đề án phát triển nghề công tác xã hội;
- Công văn số 3250/LĐTBXH ngày 28/9/2011 về việc Đào tạo giảng viên dạy nghề công tác xã hội theo quy định tại Đề án phát triển nghề công tác xã hội;
- Công văn số 2506/LĐTBXH-BTXH ngày 01 tháng 8 năm 2011 về việc Xây dựng kế hoạch, dự toán Đề án phát triển nghề công tác xã hội năm 2012 của các Bộ, ngành;
- Công văn số 2492/LĐTBXH-BTXH ngày 29 tháng 7 năm 2011 về việc Xây dựng kế hoạch, dự toán thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội năm 2012 của địa phương;
- Và các văn bản chỉ đạo khác hướng dẫn triển khai Đề án 32 cho các tỉnh, thành như thành lập Trung tâm CTXH, góp ý đề án thành lập, hướng dẫn kinh phí Đề án 32 cho địa phương.
c) Các văn bản quy phạm pháp luật dự kiến được ban hành năm 2012:
- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hiện phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các đơn vị triển khai dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực phát triển nghề công tác xã hội: Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác xã hội;
- Thông tư Liên tịch quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội;
- Thông tư Liên tịch hướng dẫn tiêu chuẩn cộng tác viên công tác xã hội cấp xã;
- Thông tư Liên tịch hướng dẫn chuyển xếp ngạch và xếp lương các ngạch viên chức công tác xã hội;
- Nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chuẩn đạo đức cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội;
- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh cơ chế, chính sách mở rộng các dịch vụ công tác xã hội trợ giúp các đối tơợng theo hơớng linh hoạt và gia tăng mức trợ giúp phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn.
d) Phối hợp với Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quy định vai trò, nhiệm vụ của cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội và thủ tục giải quyết việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với cá nhân, gia đình, nhóm hoặc cộng đồng.
2. Củng cố và phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội
a) Đã hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Đến nay đã và đang hç trî 17 tỉnh, thành phố xây dựng mô hình điểm Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội, gồm: Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM, Long An, Đồng Nai, hưng Yên, Lạng Sơn, Điện Biên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Bến Tre và Bình Phước.
b) Thực hiện®iều tra, rà soát cán bộ, viên chức và nhân viên công tác xã hội để xây dựng kế hoạch đào tạo lại cán bộ, nhân viên công tác xã hội giai đoạn 2011-2015.
c) Một số tỉnh, thành phố như Thừa Thiên Huế, Quảng Ninh, Đồng Tháp, Long An,… xây dựng mạng lưới cộng tác viên và nhân viên công tác xã hội theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 11/2010/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 26/1/2010.
3. Đào tạo, xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo và dạy nghề công tác xã hội
-Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và một số trường Đại học có đào tạo công tác xã hội nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo nghề công tác xã hội trình độ trung cấp và cao đẳng nghề công tác xã hội;
- §Õn nay, theo thống kê, các cơ sở đào tạo công tác xã hội trên cả nước tạo mới khoảng 2.500 cử nhân công tác xã hội/năm;
- Phối hợp với Trường Đại học Lao động Xã hội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Hội người cao tuổi Việt Nam, Học viện Thanh thiếu niên, Đại học Sơ phạm Hà Nội, Trường Cao đẳng sơ phạm Trung ương nghiên cứu, xây dựng ngân hàng môn học/modun về đào tạo trung cấp nghề công tác xã hội, gồm: trợ giúp trẻ em tự kỷ, phục hồi chức năng cho trẻ bại não, trợ giúp trẻ hòa nhập học đường, trợ giúp người nhiễm HIV/AIDS; trợ giúp phục hồi chức năng cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng; trợ giúp người cao tuổi; biên soạn giáo trình đào tạo công tác xã hội trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai và tai nạn thương tích; biên soạn giáo trình đào tạo công tác xã hội trong lĩnh vực bình đẳng giới/bạo lực gia đình.
4. Công tác tuyên truyền, thông tin nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nghề công tác xã hội
-Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch truyền thông phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2011-2015;
- Phối hợp với Bộ Y tế ban hành Đề án phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực y tế giai đoạn 2011-2020;
- Phối hợp với Trung tâm Thông tin Lao động xã hội xây dựng và vận hành Website phát triển nghề công tác xã hội địa chỉ là: http://congtacxahoi.molisa.gov.vn/và ký kết hợp đồng với các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng, phát hành các phóng sự, clip, ấn phẩm truyền thông phát triển nghề công tác xã hội;
5.Vận động tài trợ từ các tổ chức quốc tế
- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chú trọng tăng cường, vận động các đối tác quốc tế hỗ trợ triển khai Đề án 32, cụ thể như:
- Dự án hợp tác hỗ trợ phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2014 với tổ chức Atlantic Philanthropies, UNICEF;
- Dự án hợp tác với tổ chức FHI thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực cai nghiện;
- Thúc đẩy hoạt động hợp tác với UNICEF, UNHCR trong việc phát triển nghề công tác xã hội chuyên nghiệp tại Việt Nam.
- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Tổ chức Dịch vụ Gia đình và Cộng đồng quốc tế (CFSI) đã ký thỏa thuận hợp tác “Phát triển nguồn nhân lực công tác xã hội cho đối tượng yếu thế và dễ bị tổn thương tại Việt Nam”.
       + Đối tượng đào tạo: Đào tạo cán bộ quản lý là lãnh đạo, quản lý của các Trung tâm bảo trợ xã hội, Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội và các Sở Lao động-Thương binh Xã hội.
          + Số lượng đào tạo: 80 cán bộ quản lý công tác xã hội trẻ/năm
          + Thời gian đào tạo: 2011-2014
+ Cục Bảo trợ xã hội, Tổ chức Dịch vụ Gia đình và Cộng đồng quốc tế (CFSI), Học viện Xã hội châu Á và Đại học Lao động Xã hội cấp chứng chỉ .
- Đào tạo được 25 giảng viên công tác xã hội cho các trường đại học của Việt Nam theo phương pháp giáo dục đào tạo công tác xã hội tiên tiến (theo chương trình ASI);
- Tiếp nhận chuyển giao từ ASI 7 môn học đào tạo thạc sỹ công tác xã hội cho các trường đại học của Việt Nam.


Tin liên quan
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ