Câu lạc bộ người Điếc

Tạo điều kiện để người điếc hỗ trợ lẫn nhau trong học tập, làm việc và cuộc sống, phấn đấu vươn lên thành những công dân có ích cho xã hội.


   Câu lạc bộ người Điếc

  1. Mục tiêu

          Tạo điều kiện để người điếc hỗ trợ lẫn nhau trong học tập, làm việc và cuộc sống, phấn đấu vươn lên thành những công dân có ích cho xã hội.

   2. Đối tượng tham gia

          Là những người Điếc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, có nhu cầu và mong muốn tham gia các hoạt động của Câu lạc bộ.

 3. Các hoạt động chủ yếu của mô hình

-       Nâng cao năng lực cho hội viên Câu lạc bộ;

-       Kết nối dạy nghề và tạo việc làm cho người Điếc;

-       Tổ chức tọa đàm, chia sẻ kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập.

Mô hình Câu lạc bộ người điếc Quảng Ninh

Ảnh hưởng của điếc đối với sự phát triển ngôn ngữ nói rất lớn. Người điếc bị suy giảm khả năng hoạt động ngôn ngữ, do vậy các hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn so với người bình thường. Họ thường mặc cảm về khuyết tật của mình, ít giao tiếp. Tuy nhiên, nếu người điếc được trang bị những kỹ năng cần thiết cùng với ý chí của bản thân thì vẫn có thể theo kịp và hòa nhập tốt. Nhận thức được điều này, tháng 5/2016, Trung tâm Công tác xã hộiCTXH Quảng Ninh đã triển khai thí điểm mô hình Câu lạc bộ người điếc Quảng Ninh với mục tiêu tạo điều kiện để người điếc trên địa bàn tỉnh có thể hỗ trợ nhau trong học tập, làm việc và cuộc sống, phấn đấu vươn lên trở thành những công dân có ích cho gia đình và xã hội.

Từ khi thành lập đến nay, đã có 43 thành viên là người điếc trên địa bàn tỉnh tham gia. Trung tâm đã thực hiện nhiều hoạt động tích cực nhằm hỗ trợ cách thành viên một cách tốt nhất.

Để truyền thông về mô hình, Trung tâm CTXH Quảng Ninh đã in và cấp phát 57.800 tờ rơi về mô hình Câu lạc bộ người điếc Quảng Ninh và lồng ghép tuyên truyền về các dịch vụ của Trung tâm. Thực hiện đăng tải 12 tin bài, 01 phóng sự tuyên truyền về mô hình trên website Trung tâm, cổng thông tin điện tử của Sở, Báo Quảng Ninh, Tạp chí Lao động và Xã hội, Đài truyền hình Quảng Ninh và các trang điện tử khác của ngành. Ngoài ra, công tác truyền thông, giới thiệu về mô hình còn được lồng ghép qua các hoạt động nghiệp vụ của Trung tâm như: Truyền thông, Quản lý trường hợp, Tư vấn trực tiếp cho đối tượng tại cộng đồng... nhằm thay đổi nhận thức, giảm sự kỳ thị từ cộng đồng về người điếc.

Để nâng cao năng lực cho thành viên tham gia Câu lạc bộ, Trung tâm CTXH Quảng Ninh đã tổ chức các lớp tập huấn, sinh hoạt chuyên đề, tọa đàm..., cụ thể đã tổ chức được 04 lớp tập huấn (09 ngày); 80 buổi dạy ngôn ngữ ký hiệu, dạy chữ; 10 buổi tọa đàm chia sẻ kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập cho các thành viên.

Để hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho các hội viên, Trung tâm đã tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề và việc làm của 30 thành viên Câu lạc bộ người điếc (năm 2018), thực hiện kết nối dạy nghề và tạo việc làm cho 12 người điếc (nghề cắt tóc và làm móng). Đồng thời, phối hợp với cácoanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện việc kết nối dạy nghề và tạo việc làm cho các hội viên.

Bên canh đó, Trung tâm còn phối hợp với Chi hội người điếc Hà Nội tổ chức các buổi tọa đàm chia sẻ kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập cho các hội viên. Đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm duy trì và phát huy có hiệu quả các hoạt động của mô hình Câu lạc bộ người điếc tại Quảng Ninh. 

Theo Báo dân sinh

Tin liên quan
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website


Bản đồ