Vai trò nhân viên công tác xã hội đối trong việc hỗ trợ gia đình trị liệu trẻ tự kỷ tại Trung tâm Công tác xã hội

Nhân viên Công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ là người hỗ trợ thực hiện điều trị cho trẻ tự kỷ, đẩy nhanh quá trình điều trị cho trẻ từ đó rút ngắn con đường hòa nhập cộng đồng cho trẻ. Công tác xã hội đối với trẻ em luôn là công việc rất khó khăn đòi hỏi nhiều công sức cùng với sự kiên trì, nỗ lực hết mình của người làm Công tác xã hội, làm việc với trẻ tự kỷ còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Để trợ giúp trẻ tự kỷ có thể lựa chọn một hoặc thực hiện đồng bộ nhiều hoạt động để hỗ trợ và giúp đỡ thân chủ đối phó với khó khăn đang gặp phải.


Chính vì vậy hoạt động tham vấn tư vấn cho gia đình người chăm sóc trẻ rất trọng nó quyết định sự tiến bộ của trẻ nhanh hay chậm. Với mục đích trang bị cho gia đình, tham vấn về; các kiến thức cơ bản về tự kỷ, kỷ năng chăm sóc, giáo dục và trị liệu trẻ tự kỷ; các vấn đề về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về trẻ tự kỷ, giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ. Với hình thức tư vấn trực tiếp tại phòng trị liệu, qua tổng đài tư vấn miễn phí 18001769 thông qua sổ tay hướng dẫn “Kỹ năng chăm sóc trẻ em rối nhiễu tâm trí” dành cho người chăm sóc trẻ.

 

Ảnh tổng đài tư vấn 18001769 Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh

Với mục đích hỗ trợ cha mẹ hiểu về mức độ hiện tại của trẻ cần có kế hoạch cụ thể giúp trẻ can thiệp và trị liệu. Đồng thời lựa chọn phương pháp trị liệu phù hợp với trẻ như: Hạn chế hành vi, tăng hoạt động cảm xúc, thiết lập kế hoạch cụ thể. Nhân viên Công tác xã hội đánh giá các nhu cầu, mong muốn đích thực của cha mẹ có con bị tự kỷ, sau đó xác định những nguồn lực phù hợp với nhu cầu của cha mẹ có con bị tự kỷ để từ đó kết nối một cách có hiệu quả những nhu cầu và nguồn lực đó. Đây được xem như nhóm hoạt động rất quan trọng trong can thiệp giúp cha mẹ có con bị tự kỷ giải quyết vấn đề dựa trên tiến trình can thiệp sau: 1/Tiếp nhận ca, đánh giá sơ bộ ban đầu; 2/Thu thập thông tin, đánh giá chi tiết; 3/Xây dựng và thực hiện kế hoạch can thiệp/trợ giúp; 4/Đánh giá và kết thúc can thiệp, trợ giúp.

Nhân viên nhân viên công tác xã hội còn đóng vai trò như những tuyên truyền viên nâng cao nhận thức cho cộng đồng, cho xã hội về hội chứng tự kỷ để xã hội có cái nhìn cảm thông hơn đối với trẻ tự kỷ  và gia đình trẻ. Cung cấp kiến thức, kỹ năng liên quan đến vấn đề họ cần giải quyết; nâng cao năng lực cho cha mẹ có con bị tự kỷ, cộng đồng thông qua tập huấn, giáo dục cộng đồng để họ hiểu biết, tự tin và tự mình nhìn nhận vấn đề, đánh giá, phân tích và tìm kiếm nguồn lực giải quyết vấn đề; chú trọng hoạt động nâng cao nhận thức cho cha mẹ có con bị tự kỷ về những vấn đề liên quan đến trẻ tự kỷ và các chính sách pháp luật dành cho trẻ tự kỷ. Đối với trẻ và người chăm sóc trẻ tự kỷ vận động và kết nối nguồn lực là hoạt động vô cùng quan trọng từ trong gia đình, nhà trường thầy cô, cộng đồng. Để các em có người chăm sóc, tìm cô giáo trị liệu và có trung tâm hay chính sách …tạo điều kiện các con cơ hội phát triển hòa nhập. Cũng có thể thấy người làm công tác xã hội đóng vai trò như những nhà vận động chính sách hay người can thiệp vào các hệ thống lớn hơn nhằm giúp những người có trách nhiệm xây dựng những chính sách, những nguồn hỗ trợ hữu ích đối với gia đình có trẻ tự kỷ.

Ảnh buổi trị liệu trẻ

Nhân viên công tác xã hội. Năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và kỹ năng giao tiếp của giáo viên là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của quá trình phát triển cho trẻ tự kỷ. Trẻ đến trung tâm nhận được sự đánh giá đúng về điểm mạnh, điểm yếu của trẻ, chỉ ra những nhu của trẻ để trao đổi với gia đình cùng xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ, cùng tổ chức thực hiện, hướng dẫn, giao bài tập cho phụ huynh hằng ngày để phụ huynh biết cách chăm sóc, dạy con ở nhà. Bên cạnh đó cần có sự đồng cảm với phụ huynh có con Tự kỷ, không gán mác gọi tên, không phân biệt đối xử với trẻ và gia đình. Khi trẻ có hành vi bất thường, giáo viên cần bình tĩnh và kiên trì tìm cách giải quyết. Đối với trẻ tự kỷ thì nguồn lực cơ bản và hữu hiệu nhất đến từ phía gia đình cùng với đó là sự phối kết hợp với các nguồn ngoại lực như cơ chế, chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước, cha mẹ có con bị tự kỷ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp cá nhân tại nơi sinh sống.

                                                                                                      Nguyễn Thị Phương (Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh)

 

Tin liên quan
Nỗi niềm của bậc làm cha mẹ khi đối mặt con mình mắc tự kỷ và cuộc hành trình đầy gian nan
Trang bị kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em tại cộng đồng
Hội nghị tập huấn kiến thức, kỹ năng tiếp cận và cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người bán dâm tại cộng đồng.
Một số phương pháp trị liệu trẻ tự kỷ tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh.
Một tấm gương điển hình trong việc vươn lên, vượt qua khó khăn sau khi vấp ngã
Quảng Ninh - tổ chức Kỷ niệm ngày Công tác xã hội Việt Nam (lần thứ nhất).
Tháng thanh niên - tháng Công tác xã hội
Xây dựng xã, phường không tệ nạn xã hội
Xây dựng Bộ tài liệu Khung chương trình đào tạo về tư vấn điều trị nghiện ma túy
TP Hạ Long tổng kết công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ