Thay đổi cách nhìn về người câm điếc

Luật Người khuyết tật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010; Chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2011. Là một bước tiến lớn so với Pháp Lệnh người tàn tật, trong việc thừa nhận quyền của người khuyết tật. Luật có nhiều điểm mới, trong đó có việc phân loại 06 dạng tật. Một trong số dạng tật được phân loại đó là khuyết tật nghe nói (câm, điếc). Tuy nhiên, dưới góc nhìn của những người làm Công tác xã hội, chúng tôi cho rằng có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi quan niệm về người câm điếc. Cùng với sự phát triển của giáo dục và ngôn ngữ ký hiệu, hiện nay người ta đã không còn coi người câm điếc là khuyết tật nữa. Dĩ nhiên, khoa học đã có những định nghĩa chính xác về khuyết tật, nhưng xét trên góc độ văn hóa, không nên coi cộng đồng người câm điếc là cộng đồng khuyết tật, mà chỉ nên coi là cộng đồng thiểu số. Đơn giản là vì họ chỉ không có cùng tiếng nói với những người bình thường khác mà thôi, cũng hệt như khi ta giao tiếp với một người dân tộc thiểu số không biết tiếng Kinh, hay một người Lào không biết tiếng Việt.


Và thực sự là cộng đồng người câm điếc trên thế giới và cả ở Việt Nam đã và đang có những bước đấu tranh mạnh mẽ để được hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng, và để không còn bị coi là người khuyết tật nữa. Cộng đồng người câm điếc, họ có cả một nền văn hóa riêng đáng để tìm hiểu, và một thứ ngôn ngữ ký hiệu đầy sáng tạo và hoa mỹ.

 

Hình ảnh ra mắt Câu lạc bộ người Điếc Quảng Ninh

Nếu ai đã từng biết về ngôn ngữ ký hiệu sẽ hiểu rằng, điều quan trọng hơn hết thảy, ngôn ngữ ký hiệu (NNKH) phụ thuộc vào sự tiếp xúc qua ánh mắt. NHÌN THẤY để NGHE, trò chuyện bằng NNKH. Sự giao tiếp bắt nguồn từ khuôn mặt, thân thể, bàn tay và cảm xúc và hướng trực tiếp đến người mình đang nói chuyện. NNKH là sự giao tiếp trực tiếp - mặt đối mặt.

 

Một trong số các buổi dạy, học ngôn ngữ ký hiệu của thành viên Câu lạc bộ

Nếu bạn thực sự quan tâm và muốn tham gia vào cộng đồng thiểu số này để được giao lưu, hỗ trợ học chữ, học nghề, nâng cao năng lực, hay đơn giản là đóng góp sức mình trợ giúp cho những người bị câm điếc có điều kiện hòa nhập với cộng đồng, bạn có thể đăng ký tham gia mô hình Câu lạc bộ người Điếc Quảng Ninh, theo các cách sau:

1. Gọi điện đến tổng đài tư vấn miễn phí 18001769 để được hướng dẫn, trợ giúp;

2. Trực tiếp đến Văn phòng Câu lạc bộ người Điếc Quảng Ninh - Trụ sở Trung tâm Công tác xã hội - Số 35A, phố Điện Biên Phủ, phường Hồng Hà, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, (vào sáng chủ nhật hàng tuần);

3. Truy cập website: www.congtacxahoiquangninh.vn để được tư vấn, hướng dẫn;

4. Tư vấn trực tiếp tại mô hình Cà phê tư vấn - Số 39, phố Hải Long, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh;

5. Truy cập Facebook: CLB Người Điếc Quảng Ninh.

                                                                                                                                              Đỗ Thị Lệ - Trung tâm Công tác xã hội Quảng Ninh

Tin liên quan
Hội thảo khởi động dự án “Xây dựng mô hình hỗ trợ phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam và tham vấn dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới”
Các nguyên tắc cơ bản trong trị liệu việc với trẻ tự kỷ
Vai trò nhân viên công tác xã hội đối trong việc hỗ trợ gia đình trị liệu trẻ tự kỷ tại Trung tâm Công tác xã hội
Nỗi niềm của bậc làm cha mẹ khi đối mặt con mình mắc tự kỷ và cuộc hành trình đầy gian nan
Trang bị kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em tại cộng đồng
Hội nghị tập huấn kiến thức, kỹ năng tiếp cận và cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người bán dâm tại cộng đồng.
Một số phương pháp trị liệu trẻ tự kỷ tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh.
Một tấm gương điển hình trong việc vươn lên, vượt qua khó khăn sau khi vấp ngã
Quảng Ninh - tổ chức Kỷ niệm ngày Công tác xã hội Việt Nam (lần thứ nhất).
Tháng thanh niên - tháng Công tác xã hội
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ