Những nhu cầu của cha mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ rối nhiễu tâm trí, tự kỷ tại Trung tâm Công tác xã hội

Vấn đề trẻ em gặp phải hội chứng tự kỷ, rối nhiễu tâm trí đã trở thành một vấn đề mang tính xã hội cần quan tâm hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới đã áp dụng phương pháp trị liệu can thiệp theo hình thức giáo dục đặc biệt và được hỗ trợ tâm lý. Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, trong những năm trước đây chủ yếu áp dụng chăm sóc bằng phương diện y tế. Tuy nhiên, qua thực tiễn về vấn đề của trẻ và gia đình trẻ cho thấy, để can thiệp có hiệu quả cho trẻ thì trong thời gian gần đây, chúng ta đã áp dụng hình thức giáo dục đặc biệt đối với trẻ tự kỷ, rối nhiễu tâm trí và hỗ trợ tâm lý, cung cấp kiến thức và kỹ năng cho phụ huynh.


Tại Quảng Ninh, vấn để trẻ gặp phải hội chứng tự kỷ, rối nhiễu tâm trí có xu hướng ngày càng gia tăng, vì thế một số cơ sở can thiệp và trị liệu trẻ tự kỷ, rối nhiễu tâm trí đã được thành lập, tuy nhiên mới đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của các gia đình có trẻ tự kỷ, rối nhiễu tâm trí.

Nhiều bậc phụ huynh khi đưa con em mình đến các cơ sở để được các cơ sở đó can thiệp, họ thường giao phó cả trách nhiệm trong việc can thiệp trị liệu trẻ cho cơ sở. Tuy nhiên, với phương phápgiáo dục đặc biệt hiện nay thì để can thiệp cho trẻ cần phải có 3 phương pháp đó là hóa trị liệu, tâm lý trị liệu và cải thiện môi trường sống của trẻ, tức là đối với các trẻ gặp phải vấn đề nặng thì cần phải sử dụng thuốc, can thiệp và trị liệu tâm lý cho trẻ bằng các bài tập trị liệu, đồng thời phải cải thiện môi trường sống của trẻ từ gia đình như việc cung cấp các kiến thức, kỹ năng chăm sóc cho phụ huynh và tư vấn cải thiện phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ cho phụ huynh, thay đổi môi trường sống để phù hợp với vấn đề của trẻ.Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, đời sống của trẻ hầu hết là gắn bó với gia đình và chịu tác động, ảnh hưởng trực tiếp từ gia đình để hình thành lên tâm lý, tính cách... ở trẻ. Chính vì vậy, phụ huynh và cả gia đình có trẻ tự kỷ, rối nhiễu tâm trí cần phải vào cuộc để can thiệp và trị liệu cho trẻ. Hầu hết các bậc phụ huynh khi họ nhận thức được việc đó thì nhu cầu cần được trang bị kiến thức và kỹ năng chăm sóc, trị liệu tâm lý cho con trở lêncần thiết. Họ mong muốn có được những kiến thức cơ bản về cách phát hiện sớm, cách ứng phó với những rối nhiễu, việc phát triển tâm lý lứa tuổi, cách chơi với con…“Em đã được tham gia một số buổi tập huấn về cách giải quyết những rối nhiễu của con em do nhóm cha mẹ có con tự kỷ thuộc Trung tâm Công tác xã hội tỉnh trợ giúp, em thấy rất hay và em muốn em cũng như các cha mẹ khác sẽ được tham gia nhiều buổi tập huấn giống như thế”( C.Tr, 35 tuổi P Cao xanh)

Để can thiệp, trị liệu trẻ cần có thời gian, kinh tế và công sức của gia đình, mà điều này không phải gia đình nào cũng có thể có được. Do vậy, để can thiệp và trị liệu có hiệu quả và bền vững và giảm bớt thời gian, công sức và chi phí thì việc các phụ huynh phải có kiến thức, kỹ năng và phương pháp trị liệu phù hợp là điều then chốt của vấn đề can thiệp và trị liệu cho trẻ tự kỷ, rối nhiễu tâm trí.

Một thực tế cho thấy, để trẻ tự kỷ, rối nhiễu tâm trí có cơ hội được phát triển tốt nhất trong tương lai thì cần phải được can thiệp, hỗ trợ từ sớm, mà điều này không phải gia đình nào cũng như không phải trẻ nào cũng nhận thức được và được tiếp cận dịch vụ can thiệp trị liệu. Tuy nhiên hiện nay, trẻ em bị tự kỷ, rối nhiễu tâm trí cũng chưa nhận được nhiều sự quan tâm hỗ trợ từ chính sách an sinh xã hội, mà hầu hết chỉ có các cơ sở dịch vụ tư nhân đang cung cấp dịch vụ có thu phí này với chi phí tương đối cao (gấp 3-5 lần so với chi phí cho 1 trẻ học mầm non công lập), hơn nữa, đối với trẻ gặp phải hội chứng tự kỷ, rối nhiễu tâm trí thì rất khó theo học tại các trường học như các bạn cùng lứa tuổi và có nguy cơ bỏ học, thất học, đây là một trong những khó khăn trong việc phát triển nguồn nhân lực tương lai cho xã hội, và cho gia đình, đặc biệt là trẻ sống trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, đây cũng là yếu tố thúc đẩy nhu cầu được hỗ trợ về kiến thức và kỹ năng can thiệp trị liệu trẻ của các bậc phụ huynh trở lên ngày càng cấp thiết. 

Bên cạnh đó, cũng có những nhu cầu thuộc về bản thân mỗi gia đình cần tự họ phải sắp xếp và cần được nhân viên công tác xã hội làm công tác can thiệp trị liệu cho trẻ tư vấn, tham vấn gia đình, đó phải kể đến là những việc trẻ tự kỷ, rối nhiễu tâm trí cần phải được trông nom, chăm sóc, quản lý trẻ nhiều hơn so với trẻ bình thường khác, bởi trẻ hầu hết không tự phục vụ được những công việc thiết yếu để phục vụ bản thân như việc vệ sinh, ăn uống... “Em cảm thấy mệt mỏi vì dường như không còn thời gian dành cho bản thân. Lúc nào cũng phải để mắt đến cháu, chỉ cần lơ là một tý thôi là cháu có thể đi ra ngoài đường, đã có lần cháu tự ý mở cổng và chạy ra phố, em  đã rất hốt hoảng và lo sợ trong suốt thời gian đi tìm cháu, may thay cháu đang ngồi ở một cửa hàng bán đồ ăn vặt. Lúc gia đình tìm thấy cháu thì cháu đã đi cách nhà gần 2km. Con trai em 10 tuổi” (phụ huynh cháu H. A.D. 10 tuổi). Một trong những khó khăn khác của gia đình là trẻ tự kỷ, rối nhiễu tâm trí cần nhiều thời gian để chăm sóc nên các thành viên trong gia đình phải chia sẻ với nhau: “Có hôm tự nhiên con thức cả đêm không ngủ, vợ chồng em phải thay nhau ngủ làm 2 ca, vợ ngủ thì chồng ngồi trông con, đến giữa đêm thì em dậy trông con cho bố cháu đi ngủ”Phụ huynh Đ. Ng, Phường Hồng Hà - TP Hạ Long).

Đối với trẻ gặp phải hội chứng tự kỷ, rối nhiễu tâm trí, trẻ đôi khi có những rối loạn về ăn uống, giấc ngủ... khiến gia đình cũng phải dần thích nghi với con. Các gia đình rất mong muốn các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt tư vấn hỗ trợ cách thức chăm sóc và hy vọng nhiều vào khả năng thay đổi vấn đề một cách tích cực từ con của họ.

Đối với cộng đồng, các bậc phụ huynh có con bị tự kỷ, rối nhiễu tâm trí mong nhận được sự cảm thông, chia sẻ từ cộng đồng. Cộng đồng xã hội chia sẻ để họ giảm bớt đi sự tự ti, mặc cảm, để họ thấy rằng con của mình không bị cô lập, không bị tách biệt với thế giới trẻ thơ. Tuy nhiên cũng có nhiều phụ huynh đã che giấu tình trạng của con em mình đang gặp phải với cộng đồng, với họ hàng, bạn bè và nuôi hi vọng con lớn lên sẽ tốt hơn, đây là một nhận thức sai lầm và ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng của trẻ và sự phát triển của trẻ trong tương lai.

Nhiều bậc phụ huynh mong muốn có những nhóm “đồng cảnh ngộ” để có thể chia sẻ với nhau những khó khăn hoặc đơn giản chỉ là việc gặp gỡ nhau để giải tỏa những căng thẳng, tăng thêm nghị lực để cùng con đối mặt với những khó khăn phía trước. Đồng thời, mọi người chia sẻ những kinh nghiệm, trải nghiệm, cách thức khi can thiệp cho con ngay cả khi áp dụng phương pháp đó có thành công hay không. Từ đó các phụ huynh có thể rút ra bài học cho chính con mình, cùng nhau động viên nhau vượt qua khó khăn để giúp con. Để hỗ trợ các phụ huynh trong vấn đề này, từ năm 2015 đến nay, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh đã thành lập Câu lạc bộ Gia đình trẻ tự kỷ để kết nối các gia đình, kết nối các chuyên gia để chia sẻ cho các bậc phụ huynh những kiến thức và kỹ năng trong việc chăm sóc, giáo dục con.

 

Ảnh: Một buổi tập huấn cho phụ huynh tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh

Hiện nay, có nhiều cơ sở tư nhân cũng mới chỉ dừng lại ở 1 trong 3 phương pháp can thiệp, hầu hết họ chỉ dừng lại ở việc can thiệp về tâm lý trị liệu đối với trẻ mà chưa chú trọng đến 2 phương pháp còn lại (hóa trị liệu và cải thiện môi trường sống), vì vậy việc can thiệp và trị liệu cho trẻ tự kỷ, rối nhiễu tâm trí chưa có tính bền vững. 

Trong thời gian tới, để vừa thực hiện theo chủ trương của tỉnh trong việc tinh giản biên chế nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của các bậc phụ huynh có con gặp phải hội chứng tự kỷ, rối nhiễu tâm trí, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh sẽ đề xuất với cấp trên để triển khai dịch vụ can thiệp, trị liệu cho trẻ tự kỷ, rối nhiễu tâm trí trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tại Trung tâm. Để chuẩn bị cho nhiệm vụ đó, Trung tâm đang triển khai công tác chuẩn bị như chuẩn bị cơ sở vật chất phù hợp, phối hợp với các chuyên gia và các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp từ Trung ương để đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, tiếp tục phối hợp với cơ sở y tế chuyên khoa để can thiệp và trị liệu cho trẻ theo phương pháp “hóa trị liệu” và hướng đến trị liệu cho trẻ theo 3 phương pháp trên nhằm đem lại hiệu quả can thiệp trị liệu được tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của các bậc phụ huynh, tạo nhiều cơ hội cho trẻ tự kỷ, rối nhiễu tâm trí được can thiệp trị liệu, phát triển, góp phần thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của Trung tâm và góp phần thực hiện tốt vấn đề an sinh xã hội của tỉnh.

Nguyễn Xuân Huy (Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh)

Tin liên quan
Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ nhân viên hệ thống văn phòng Công tác Xã hội về trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí (RNTT) dựa vào cộng đồng và đội ngũ cán bộ, nhân viên thực hiện mô hình tâm lý trị liệu cho trẻ em RNTT năm 2018
Tập huấn cung cấp kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em, kết nối cung cấp các dịch vụ và mô hình công tác xã hội trợ giúp trẻ em cho người nuôi dưỡng trẻ.
Tập huấn công tác tiếp nhận, điều phối, xử lý thông tin qua tổng đài 111
Lợi ích của việc điều hòa cảm giác đối với trẻ tự kỷ
Thực trạng và hướng đi cho trẻ tự kỷ tại Quảng Ninh
Tập huấn nghiệp vụ cho công chức, viên chức Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các đơn vị thuộc Bộ LĐ - TBXH
Thể lệ cuộc thi Viết về bình đẳng giới năm 2018
Nâng cao chất lượng truyền thông trong quá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về công tác xã hội
Tọa đàm về “Bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái: khoảng trống pháp luật và dịch vụ hỗ trợ”
Chia sẻ kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông và trao đổi cơ chế phối hợp thực hiện dự án xây dựng mô hình hỗ trợ phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2020
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ