Chính sách và giải pháp việc làm cho lao động là người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Hiện nay, việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, đặc biệt là việc chăm lo giải quyết việc làm cho người khuyết tật (NKT). Đây là nhiệm vụ cơ bản và cấp bách, đòi hỏi mỗi cấp, mỗi ngành và toàn xã hội phải quan tâm, vì nếu không có việc làm thì NKT sẽ phải sống phụ thuộc, trở thành gánh nặng của gia đình và cộng đồng.


Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh cũng đã có những chính sách khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện trong vấn đề việc làm đối với NKT như:Quyết định số 4121/QĐ-UBND ngày 03/11/2005 về việc thành lập Quỹ việc làm dành cho người tàn tật tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 2239/QĐ-UBND ngày 04/8/2015 Phê duyệt danh mục 44 nghề đào tạo trình độ sơ cấp nghề và mức chi phí, mức hỗ trợ cho từng nghề hỗ trợ đào tạo cho người khuyết tật; Quyết định số 1139/2017/QĐ-UBND phê duyệt danh mục 45 nghề, nhóm nghề đào tạo trình độ sơ cấp và mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ cho từng nghề, trong đó có quy định riêng mức chi phí đào tạo và mức hỗ trợ đào tạo nghề cho NKT (theo Quyết định 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ). Mỗi năm bố trí kinh phí hỗ trợ lao động học nghề từ 10 đến 15 tỷ đồng. Thực hiện quy định của Chính phủ về chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là NKT. khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển NKT vào học; Khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho NKT. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho NKT được hưởng các chính sách và được Nhà nước hỗ trợ về tài chính để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, được giao đất, cho thuê đất để xây dựng cơ sở tạo điều kiện cho NKT học nghề. Hằng năm, tỉnh bố trí từ dự toán chi thường xuyên cho các Sở, ban, ngành và UBND các địa phương; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Đề án trợ giúp NKT, ngoài ra còn huy động sự đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân để triển khai thực hiện Luật Người khuyết tật theo phân cấp của pháp luật về ngân sách Nhà nước.

Ảnh: Sưu tầm

Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở LĐTB&XH tỉnh Quảng Ninh, trong những năm qua số NKT được hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm còn thấp (chiếm khoảng 11,4% số lao động là NKT có khả năng lao động và chỉ chiếm gần 2% tổng số NKT). Công tác giải quyết việc làm nhất là tạo việc làm ổn định cho NKT gặp nhiều khó khăn.Việc tổ chức mở lớp dạy nghề cho NKT gặp khó khăn (do khó tập trung được nhiều NKT chung cho 1 lớp). Các cơ sở đào tạo chưa tích cực trong việc tham gia đào tạo nghề cho NKT. Công tác đào tạo giáo viên dạy nghề, truyền nghề cho NKT còn hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy nghề còn thiếu và chưa phù hợp với đối tượng là NKT. Đa số NKT mới được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng, số NKT học trình độ cao đẳng và trung cấp còn ít.Phần lớn các doanh nghiệp chưa thấy tầm quan trọng và tính nhân văn khi tiếp nhận lao động là người khuyết tật vào làm việc, do đó các doanh nghiệp chưa thực sự vào cuộc trong công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động là NKT.NKT có nhiều hạn chế về sức khỏe, trình độ học vấn, đa số còn mang tâm lý mặc cảm, tự ti, chưa thật sự cố gắng vươn lên, còn trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước.Việc triển khai thực hiện Quỹ việc làm dành cho người tàn tật còn gặp nhiều khó khăn do các quy định về chế độ, nội dung hoạt động chi còn hạn chế, chưa mở rộng. Đến nay Bộ Luật Lao động mới sửa đổi đã có hiệu lực, Quỹ không còn nguồn thu, chưa có hướng dẫn của các Bộ ngành về việc thành lập Quỹ trợ giúp NKT nên rất khó khăn cho các địa phương thực hiện hỗ trợ .

* Đề xuất một số giải pháp

(1). Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, toàn xã hội,  nhất là đối với các doanh nghiệp và người khuyết tật

 - Đa dạng hóa các nội dung và hình thức tuyên truyền về hệ thống chính sách, pháp luật, các Chương trình, kế hoạch, đề án, dự án có liên quan đến NKT, đặc biệt là ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc đào tạo và tuyển dụng lao động là NKT vào làm việc, quyền lợi của doanh nghiệp khi có lao động là NKT, thông qua đó nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp về việc chống phân biệt đối xử với NKT

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ kỹ năng tuyên truyền, tư vấn nghề nghiệp cho NKT.

- Tuyên truyền phản ánh những gương tập thể, cá nhân điển hình trong đào tạo nghề, tạo việc làm cho NKT, gương NKT tiêu biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua các phóng sự, chuyên đề, bản tin, video....

(2). Nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật

- Định kỳ hằng năm Sở Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn và chỉ đạo các địa phương tiến hành khảo sát, tổng hợp số liệu về NKT (chi tiết theo các dạng tật, nhu cầu học nghề, tạo việc làm...) để làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, tạo việc làm cho NKT hằng năm và giai đoạn. Tổ chức rà soát, hướng dẫn và kiểm tra giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho NKT phù hợp với Bộ Luật Lao động, Luật người khuyết tật, Luật Việc làm, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Công ước quốc tế về quyền của NKT ở các ngành, địa phương.

- Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động để gắn kết đào tạo và sử dụng lao động đối với NKT: Nghiên cứu đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục nghề nghiệp. Hoàn thiện hệ thống thông tin cung- cầu thị trường lao động. Thông qua việc tổ chức điều tra, cập nhật dữ liệu một cách đầy đủ, chính xác, khách quan; đảm bảo chủ động việc khai thác các dữ liệu cung - cầu lao động; tiến hành cung cấp kịp thời cho người lao động, doanh nghiệp cũng như các đối tượng NKT thể khai thác những thông tin về nhu cầu nhân lực, điều kiện việc làm, công tác đào tạo, chiến lược phát triển theo lĩnh vực, ngành nghề trên địa bàn tỉnh. 

- Chỉ đạo các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp tiến hành rà soát các điều kiện về tiếp cận cho NKT đi lại, tiếp cận phòng học, nhà xưởng thực hành, các công trình khác. Rà soát, điều chỉnh chương trình, thời lượng để NKT có thể tiếp nhận kiến thức, kỹ năng nghề. Bố trí giáo viên phù hợp để hướng dẫn NKT học nghề (lý thuyết và kỹ năng nghề).

- Nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp trong đào tạo nghề, tạo việc làm cho NKT.

(3). Giải pháp về kinh tế

     -  Đối với người khuyết tật: Được cung cấp thiết bị chuyên dụng và thiết bị cho sinh hoạt hằng ngày; Phương tiện đi lại; Trợ giúp tài chính cho người khuyết tật: Cần có những chính sách nhằm tăng cường sự hỗ trợ về tài chính cho NKT, nâng mức trợ cấp xã hội cho đối tượng người khuyết tật không có khả năng lao động và có thể tạo điều kiện thuận lợi cho NKT vay vốn không lãi suất hoặc với lãi suất ưu đãi để khuyến khích họ tham gia công việc và giúp họ có thể tự tổ chức sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho cá nhân và những NKT khác; Có chính sách ưu tiên quảng bá sản phẩm và hỗ trợ thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm do NKT làm ra (gắn với Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm trong Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Ninh).

   -  Đối với doanh nghiệp: Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp: Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp hoặc có chính sách ưu đãi về giảm thuế để trang trải các khoản phát sinh thêm liên quan đến việc tuyển dụng NKT (như các khoản chi phí đào tạo NKT, chi phí cải tiến thiết bị cho phù hợp với NKT…).

(4). Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành từ tỉnh đến cơ sở, UBND các địa phương nhằm tăng cơ hội đào tạo nghề, tạo việc làm cho NKT

  Sở Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các Sở ngành: Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Du lịch,  Ngân hàng chính sách xã hội, UBND các địa phương triển khai chương trình đào tạo, giao dục kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao trình độ văn hóa để NKT tham gia tốt hơn vào quá trình đào tạo,  nhất là các nghề có yêu cầu về kỹ thuật cao; tư vấn giới thiệu việc làm, tạo việc làm,  bao tiêu sản phẩm do NKT tạo ra qua đó tạo điều kiện cho NKT có môi trường làm việc tốt hơn và thu nhập cao hơn. 

Để được hỗ trợ đào tạo nghề, NKT có thể liên hệ với Cán bộ LĐTB&XH cấp xã, Phòng LĐTB&XH cấp huyện hoặc qua đường dây tư vấn miễn phí 18001769 của Trung tâm Công tác Xã hội Quảng Ninh.

Trần Thanh Ngân Hà - Trung tâm CTXH Quảng Ninh

Tin liên quan
Chung tay phòng chống bạo lực gia đình
Phát huy vai trò, vị thế của người phụ nữ trong xã hội
Vai trò của Công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ người bán dâm hòa nhập cộng đồng
Tư vấn, lồng ghép truyền thông về dịch vụ Công tác xã hội cho người nghi tham gia bán dâm, người bán dâm tại cộng đồng
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ người bán dâm hòa nhập cộng đồng
Kiểm tra, giám sát hoạt động của Hệ thống văn phòng Công tác xã hội các cấp
Tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 và hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động
Trầm cảm - Căn bệnh đe dọa thế hệ trẻ ngày nay
Tọa đàm về Luật người khuyết tật, Công ước Quốc tế về quyền của Người khuyết tật cho các thành viên tham gia câu lạc bộ Người điếc Quảng Ninh.
Truyền thông nói chuyện chuyên đề về sức khỏe tâm thần, rối nhiễu tâm trí và các dịch vụ trợ giúp xã hội cho giáo viên, học sinh tại 40 trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ