Làm thế nào để gần gũi với người khuyết tật?

Hiện nay, theo ước tính cả nước có khoảng 5,1 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 6% dân số. Tỷ lệ nam là người khuyết tật cao hơn nữ do các nguyên nhân hậu quả chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn thương tích....


 “Người khuyết tật (NKT) là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn” (Theo Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/6/2010 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XII).

 

Ảnh: Sưu tầm

Nguyên nhân gây nên khuyết tật có tới 36% bẩm sinh, 32% do bệnh tật, 26% do hậu quả chiến tranh và 6% do tai nạn lao động. Dự báo trong nhiều năm tới số lượng người khuyết tật ở Việt Nam chưa giảm do tác động của ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, tai nạn giao thông và tai nạn lao động, hậu quả thiên tai…. 

Những khó khăn NKT gặp phải là rào cản khiến họ rất khó có cơ hội tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội như: dịch vụ giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông, vui chơi, giải trí… dẫn đến khó khăn trong cuộc sống và hoà nhập với cộng đồng. 

Với vai trò là nhân viên Công tác xã hội, khi thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho người khuyết tật học nghề và tạo việc làm cho họ, giúp họ có cơ hội khẳng định giá trị bản thân, là người có ích cho gia đình và xã hội, tôi thấy rằng: Khó khăn lớn nhất mà người khuyết tật phải đối diện không phải từ sự khiếm khuyết chức năng của cơ thể mà chính là những yếu tố cản trở về tâm lý, xã hội. Người khuyết tật có liên quan đến nhiều khía cạnh trong chương trình phát triển xã hội như nghèo đói, thất học, bất công, định kiến xã hội... Do đó, không thể xem “khuyết tật” là vấn đề riêng lẻ được giải quyết bằng các biện pháp đơn giản, duy nhất. Thông thường khi tiếp xúc hoặc tương tác với NKT, các bạn sẽ cảm thấy e ngại hay phân vân về mặt thể chất, giác quan hay trí tuệ của họ. Giao tiếp với NKT sẽ rất khác với cách nói chuyện với người bình thường, ở một vài trường hợp bạn có thể lo sợ mình sẽ xúc phạm hay làm tổn thương trong lúc hỗ trợ họ. Vậy làm thế nào để gần gũi với NKT?

 

Ảnh: Sưu tầm

Thứ nhất,bạn phải tỏ ra tôn trọng họ. NKT nên được tôn trọng như những người bình thường khác. Thông thường bạn nên tuân thủ theo “quy tắc vàng” đối xử với người khác theo cách bạn muốn họ đối xử với mình. Nếu họ coi bản thân là NKT, hãy hỏi họ xem có cảm thấy thoải mái khi bị gọi thế hay tại sao lại miêu tả bản thân mình như thế. Điều này giúp bạn biết được quan điểm của họ.

Thứ hai,không bao giờ lên giọng với NKT: Cho dù khả năng là gì thì không ai muốn bị đối xử như một đứa trẻ hay kẻ bề dưới. Không dùng cử chỉ “bề trên” kiểu vỗ lưng hay xoa đầu họ. Những hành vi này ngụ ý rằng bạn không nghĩ tới NKT có khả năng hiểu được, và bạn đánh đồng họ với những đứa trẻ. Hãy nói âm lượng và từ vựng như bình thường, trò chuyện cùng họ như khi bạn nói chuyện với người bình thường.

Thứ ba,không dùng biệt danh hay cụm từ xúc phạm một cách tùy tiện: Biệt danh hay tên gọi xác phạm không phù hợp và nên tránh sử dụng trong khi trò chuyện với người khuyết tật. Nhận dạng một ai đó bằng khuyết tật hay biệt danh xúc phạm (chẳng hạn như “què” hay “tật nguyền”) vừa gây tổn thương vừa thể hiện sự thiếu tôn trọng. Hãy luôn thận trọng trong lời nói, kiểm duyệt ngôn từ khi cần thiết. Tránh nói những từ như người đần, thiểu năng, què, liệt co cứng, người lùn.v.v.. Thận trọng không để nhận dạng ai đó bằng khuyết tật thay vì tên hay vai trò của họ.

 

Ảnh: Sưu tầm

Thứ tư,nói chuyện trực tiếp với họ, không thông qua phụ tá hay phiên dịch viên: NKT sẽ cảm thấy bực bội khi trò chuyện với người không trực tiếp nói chuyện với họ mà phải thông qua phụ tá hoặc phiên dịch. Tương tự bạn nên nói chuyện trực tiếp với người ngồi xe lăn chứ đừng nói với người đang đứng cạnh họ. Nếu bạn trò chuyện với người khiếm thính có y tá trợ giúp hay có người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu, bạn vẫn nên nói chuyện trực tiếp với người đó. Ngay cả khi người đó không có ngôn ngữ cơ thể cho biết là họ đang lắng nghe, bạn đừng vội kết luận rằng họ không nghe thấy bạn nói gì, hãy cứ nói chuyện với bạn.

Thứ năm,kiên nhẫn và đặt câu hỏi nếu cần. Đẩy nhanh cuộc trò chuyện hay ngắt lời NKT có thể là cách trò chuyện hấp dẫn, nhưng lại thiếu tôn trọng. Hãy luôn để họ trò chuyện và hành động ở tốc độ của riêng họ, đừng thúc giục họ nói, suy nghĩ hay di chuyển nhanh hơn. Ngoài ra, nếu bạn hiểu được vì họ nói quá chậm hoặc quá nhanh, đừng sợ hỏi lại. Hành động tỏ vẻ hiểu được những gì họ nói có thể gây hại hoặc gây lúng túng nếu bạn nghe nhầm, vậy nên hãy kiểm tra lại lần nữa. 

Thứ sáu,đừng sợ hỏi về khuyết tật của ai đó. Tò mò về khuyết tật của người khác là điều không nên, nhưng nếu bạn cảm thấy có thể giúp đỡ họ giải quyết tình huống dễ dàng hơn (chẳng hạn hỏi người đó xem họ có muốn đi thang máy cùng bạn thay vì leo cầu thang khi bạn thấy họ gặp khó khăn trong việc đi lại),bạn hoàn toàn có thể hỏi họ. Có thể là họ đã được hỏi câu này nhiều lần và biết cách giải thích ngắn gọn. Nếu khuyết tật là di chứng của vụ tai nạn hay thông tin quá cá nhân thì có thể họ sẽ từ chối trả lời. Tỏ vẻ hiểu được khuyết tật của người khác chính là xúc phạm, tốt hơn là bạn nên hỏi thay vì tự suy diễn.

Thứ bảy,hiểu rằng một số khuyết tật không nhìn thấy được: Nếu thấy ai đó có vẻ khỏe mạnh đỗ xe ở vị trí dành cho NKT, đừng đối đầu và buộc tội họ không phải NKT vì có thể bạn không nhận ra khuyết tật của họ. Đôi khi những “khuyết tật vô tình” mà bạn không nhìn thấy ngay tức thì nhưng vẫn là NKT. 

Hình thành thói quen tốt như đối xử tử tế và chu đáo với mọi người, bạn không thể hiểu tình thế của họ chỉ qua vẻ bề ngoài. Một số khuyết tật thay đổi ngày qua ngày: nhiều người hôm qua cũng cần ngồi xe lăn, nhưng hôm nay chỉ cần chống nạng. Điều này có nghĩa là họ không giả vờ hay “đang khỏe lên”, chỉ là họ cũng có những ngày vui vẻ và ngày buồn như bao người khác. 

Hãy lắng nghe người khuyết tật bằng cả trái tim!                                                                                                                                                   

Nguyễn Hồng Giang - Trung tâm CTXH Quảng Ninh

Tin liên quan
Hội thảo tham vấn, xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án Xây dựng mô hình phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam
Hội nghị công bố quyết định của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Thí điểm tổ chức hoạt động sàng lọc, can thiệp và trị liệu tâm lý cho trẻ em rối nhiễu tâm trí, tự kỷ có thu phí tại Trung tâm Công tác Xã hội Quảng Ninh và ra mắt mô hình hoạt động dịch vụ
Chính sách và giải pháp việc làm cho lao động là người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Chung tay phòng chống bạo lực gia đình
Phát huy vai trò, vị thế của người phụ nữ trong xã hội
Vai trò của Công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ người bán dâm hòa nhập cộng đồng
Tư vấn, lồng ghép truyền thông về dịch vụ Công tác xã hội cho người nghi tham gia bán dâm, người bán dâm tại cộng đồng
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ người bán dâm hòa nhập cộng đồng
Kiểm tra, giám sát hoạt động của Hệ thống văn phòng Công tác xã hội các cấp
Tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 và hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ