Đánh giá kết quả thực hiện thí điểm Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng giai đoạn 2016-2018 tại tỉnh Quảng Ninh.

Thực hiện công văn số 241/BTXH- CTXH ngày 04/5/2019 của Cục Bảo trợ xã hội về việc đánh giá kết quả thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020 (gọi tắt là đề án 1215). Ngày 10/5/2019, Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Đề án 1215 tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh, trong đó có đánh giá kết quả thực hiện Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng giai đoạn 2016-2018.


Tham dự hội nghị có đại diện Cục Bảo trợ xã hội,Chuyên gia tư vấn và cán bộ của Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển, đại diện Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, đại diện Sở Y tế Quảng Ninh, đại diện Bệnh viện Bảo vệ Sức khỏe tâm thần Quảng Ninh và đại diện Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh.

 

Ảnh: Buổi làm việc đánh giá kết quả thực hiện Đề án

 

Với  mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng giai đoạn 2016-2018 đã được thực hiện thí điểm tại 4 xã/phường ( phường Hồng Hải, phường Hà Tu thuộc thành phố Hạ Long và xã Đông Xá, xã Hạ Long thuộc huyện Vân Đồn) và thu được những kết quả nhất định.

 

                      Ảnh: Điều phổi viên dự án làm việc với cộng tác viên tại cộng đồng

Trong năm thứ 1 (thực hiện từ tháng 6/2016 đến tháng 11/2016) đã sàng lọc được 3512 đối tượng, trong đó có 45 đối tượng là người trầm cảm, 36 đối tượng đã được trị liệu phỏng vấn qua điện thoại và hoàn thành chương trình. Ở 2 xã/phường can thiệp sớm là phường  Hồng Hải và xã Đông Xá có 13 đối tượng được hướng dẫn sử dụng sổ tay hướng dẫn các kỹ năng kiểm soát trầm cảm, trong đó có 6 ca thành công, 3 ca không thành công được tiếp tục hỗ trợ, và 4 ca can thiệp trong giai đoạn tiếp theo.

Trong năm thứ 2 (thực hiện từ tháng 12/2016 đến tháng 01/2017 và từ tháng 7/2017 đến tháng 10/2017) tại 2 xã/phường can thiệp muộn là phường Hà Tu và xã Hạ Long. Các đối tượng đã được sàng lọc giai đoạn 1 được hỗ trợ sử dụng sổ tay hướng dẫn kỹ năng kiểm soát trầm cảm, kết thúc có 15 ca thành công, 8 ca tiếp tục can thiệp trong giai đoạn tiếp theo.

Trong năm thứ 3 thực hiện từ tháng 5/2018 đến tháng 02/2019, đánh giá sàng lọc bằng phiếu PHQ9 cho 671 người, có 5 người bị trầm cảm cần hỗ trợ và đã can thiệp thành

Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng giai đoạn 2016-2018 đạt hiệu quả rõ rệt, tỷ lệ các ca được can thiệp thành công cao, nhận được sự ủng hộ của các cấp chính quyền và sự đón nhận của người dân trên địa bàn được áp dụng. Hi vọng Mô hình được tiếp tục thực hiện và nhân rộng trên địa bàn tỉnh để trợ giúp cho những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần ổn định cuộc sống và có cơ hội hòa nhập cộng đồng.

Dương Thị Khánh - Trung tâm CTXH Quảng Ninh

 

Tin liên quan
Tiếp đoàn chuyên gia Hàn Quốc và đại diện tổ chức Quỹ dân số Liên hiệp quốc trao đổi về kế hoạch thực hiện dự án “Xây dựng mô hình hỗ trợ phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam”.
Tiếp đoàn chuyên gia Hàn Quốc và tổ chức Unfpa khảo sát triển khai hoạt động dự án “Xây dựng mô hình hỗ trợ phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam”.
Hội thảo Xây dựng Kế hoạch hành động Quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em
Quốc hội sẽ giám sát việc xử lý tội phạm xâm hại trẻ em
Quảng Ninh: Trên 7,1 tỷ đồng ủng hộ người khuyết tật và trẻ mồ côi
Tăng cường các giải pháp phòng, chống đuối nước trong dịp hè
Chung tay vì những hoàn cảnh khó khăn
Tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù
Hưởng ứng ngày Công tác xã hội Việt Nam năm 2019 với chủ đề Công tác xã hội Việt Nam - Đổi mới, hội nhập và phát triển.
Giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật với cộng đồng
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ