Tập huấn quản trị lao động di cư có nhạy cảm giới; Phòng ngừa và ứng phó bạo lực đối với nữ lao động di cư.

Kết quả điều tra di cư nội địa quốc gia do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2015 cho thấy, có 13,6% dân số cả nước là người di cư, trong đó 17,3% người di cư ở độ tuổi lao động từ 15-59 tuổi. Đa số người di cư có nguồn gốc xuất thân từ nông thôn, chiếm 79,1% tổng số người di cư. Người di cư thường không có trình độ chuyên môn kỹ thuật nên hầu hết làm những công việc giản đơn, không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật.


Các nghiên cứu về di cư ở Việt Nam của Ngân hàng Thế giới, UNDP năm 2016 cũng đều chỉ ra rằng, lao động đi cư, đặc biệt là lao động nữ là một trong những lực lượng lao động chịu nhiều thiệt thòi bởi mô hình kinh tế tăng trưởng nhanh hiện nay mặc dù họ tham gia vào cả lực lượng lao động chính thức lẫn phi chính thức. Nhiều người di cư không được hưởng những quyền lợi từ các chính sách an sinh xã hội, bao gồm lao động, việc làm và giảm nghèo; bảo hiểm xã hội; bảo trợ xã hội; các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và tiếp cận thông tin. Bên cạnh đó là việc có thu nhập không ổn định và bấp bênh từ những công việc chỉ được ký hợp đồng lao động ngắn hạn hoặc thậm chí là không có hợp đồng. Không những thế, phụ nữ là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương trước hành vi bạo lực và mua bán người trong suốt quy trình di cư, với sự hạn chế trong việc tiếp cận tới các dịch vụ chất lượng cho nạn nhân bị bạo lực.

Theo đó, ngày 09-10/5/2019, tại Khách sạn Mường Thanh Grand Hạ Long, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Cơ quan Liên hiệp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền của phụ nữ tại Việt Nam (UN Women), Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO) tổ chức Tập huấn về lao động di cư có trách nhiệm giới nhằm tăng cường các dịch vụ chất lượng phối hợp đa ngành để ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và tăng khả năng tiếp cận cho lao động nữ di cư đối với các dịch vụ liên quan.

Ảnh: Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Tham dự Hội thảo có 80 đại biểu đến từ các Bộ, Ngành Trung ương và địa phương (Bộ Tư Pháp: Vụ Hành chính hình sự Cục trợ giúp pháp lý; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Vụ Gia đình; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Vụ Bình đẳng giới, Cục trẻ em, Viện kiểm sát, Toà án,…; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao: Cục Lãnh sự); Đại diện các khối UN: UNICEF, UNFPA, UNWOMEN, UNODC, WHO, UNDP; Các đối tác phát triển: KOICA, DFAT, ADB,…

Tại buổi tập huấn, các đại biểu đã tích cực thảo luận về: (1) Những thách thức trong an toàn phòng chống bạo lực đối với lao động nữ di cư tại Việt Nam: (2) Các dịch vụ hỗ trợ đối với nữ lao động di cư bị bạo lực hiện nay; (3) Những hạn chế trong hệ thống dịch vụ cũng như trong điều phối cung cấp dịch vụ và đề xuất giải pháp cần thiết trước mắt, lâu dài để giải quyết vấn đề này. 

Kết thúc hai ngày thảo luận và làm việc tích cực, lớp tập huấn đã đạt được mục tiêu tăng cường hiểu biết về nguy cơ bạo lực đối với nữ lao động di cư trong quá trình di cư, những thách thức và thực hành tốt trong việc tiếp cận các dịch vụ thiết yếu cho lao động nữ di cư. Từ đó xác định các bước tiếp theo để thực hiện các dịch vụ thiết yếu phối hợp đa ngành cho lao động nữ di cư dựa trên các hướng dẫn và công cụ, đặc biệt tập trung vào các dịch vụ hành pháp và tư pháp, xã hội và y tế, vai trò của điều phối và quản trị các dịch vụ thiết yếu này.

Trần Thanh Ngân Hà - Trung tâm CTXH Quảng Ninh

 

Tin liên quan
Thảo luận về công tác quản lý, điều phối dự án “Xây dựng mô hình hỗ trợ phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam” và kế hoạch triển khai dự án trong thời gian tới.
Đánh giá kết quả thực hiện thí điểm Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng giai đoạn 2016-2018 tại tỉnh Quảng Ninh.
Tiếp đoàn chuyên gia Hàn Quốc và đại diện tổ chức Quỹ dân số Liên hiệp quốc trao đổi về kế hoạch thực hiện dự án “Xây dựng mô hình hỗ trợ phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam”.
Tiếp đoàn chuyên gia Hàn Quốc và tổ chức Unfpa khảo sát triển khai hoạt động dự án “Xây dựng mô hình hỗ trợ phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam”.
Hội thảo Xây dựng Kế hoạch hành động Quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em
Quốc hội sẽ giám sát việc xử lý tội phạm xâm hại trẻ em
Quảng Ninh: Trên 7,1 tỷ đồng ủng hộ người khuyết tật và trẻ mồ côi
Tăng cường các giải pháp phòng, chống đuối nước trong dịp hè
Chung tay vì những hoàn cảnh khó khăn
Tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website


Bản đồ