Bình đẳng giới tại nơi làm việc và những điểm mới trong Bộ luật Lao động sửa đổi

Ngày 5/ 4/ 2019, VCCI tổ chức Hội thảo đối thoại “Bình đẳng giới tại nơi làm việc và những điểm mới trong Bộ luật Lao động sửa đổi – Cơ hội cho doanh nghiệp”. Hội thảo là diễn đàn cho cộng đồng doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách lao động, tổ chức đại diện người lao động và các bên có liên quan chia sẻ những quan điểm, kinh nghiệm và thực tiễn về thực hành bình đẳng giới (BĐG) tại nơi làm việc; đồng thời cập nhật những điểm mới có liên quan tới BĐG trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi.


Việt Nam được quốc tế đánh giá là quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong 20 năm qua. Tình trạng bất bình đẳng giới của Việt Nam đã được cải thiện nhanh với chỉ số phát triển giới (GDI) thuộc nhóm 1 trong 5 nhóm (188 quốc gia). Tuy nhiên, bất bình đẳng giới ở một số lĩnh vực vẫn là vấn đề thời sự cần tiếp tục được quan tâm giải quyết.

Thực tế cho thấy các doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với việc thực hiện bình đẳng giới tại nơi làm việc mặc dù việc làm này mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, giúp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

 

Ông Mai Đức Thiện, Phó Vụ trưởng, Vụ Pháp chế, Bộ LĐ-TBXH “Giới thiệu một số vấn đề về Giới cần quan tâm trong Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi” tại Hội thảo

Tỷ lệ lao động nữ tham gia vào thị trường lao động ở Việt Nam hiện luôn giữ ở mức ổn định trên dưới 48%. Theo báo cáo chỉ số phát triển nữ doanh nhân của Mastercard –MIWE thì tỷ lệ nữ doanh nhân tại Việt Nam chiếm 31,3%, xếp thứ 6 trong số các quốc gia, khu vực có tỷ lệ nữ doanh nhân cao nhất.
“Hiện nay, các doanh nghiệp muốn tham gia  vào các chuỗi cung ứng trong khu vực và toàn cầu, thì việc thực hiện bình đẳng giới và chống phân biệt đối xử là rất quan trọng. Đây là một tiêu chí bắt buộc trong tiêu chuẩn về chuỗi sản xuất và cung ứng quốc tế. Nội dung này cần được giới thiệu rộng rãi đến doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp có đủ kỹ năng và phương pháp tăng cường tuân thủ và áp dụng các điều khoản của Bộ Luật Lao động sửa đổi trong thời gian tới.” – ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết.


Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Bộ luật Lao động 2012 hiện đang trong quá trình sửa đổi đặt vấn đề bình đẳng giới là nội dung quan trọng được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu và thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên vấn đề mấu chốt trong việc thực hiện bình đẳng giới tại nơi làm việc chính là tư duy của cả người sử dụng lao động và người lao động. Doanh nghiệp cần thiết kế chính sách hoạt động của mình theo hướng lồng ghép các nội dung bình đẳng giới tại nơi làm việc, hỗ trợ cho cả lao động nam và lao động nữ có thể thực hiện trách nhiệm công việc và gia đình. Thực hiện bình đẳng giới không chỉ là một mục tiêu mà là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển bền vững và xây dựng nền quản trị tốt.
Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ Dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc trong bộ Luật Lao động sửa đổi” được thực hiện bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và tổ chức Oxfam, CARE quốc tế tại Việt Nam, Viện iSEE, dưới sự tài trợ của  Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) và sáng kiến của Chính phủ Úc Investing in Women.

Dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc trong Bộ luật Lao động sửa đổi” nhằm tập trung nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về 4 chủ đề: Nơi làm việc không có quấy rối tình dục;  Bình đẳng trong phân công lao động; Trả lương bình đẳng cho công việc có giá trị ngang nhau; Thu hẹp khoảng cách tuổi nghỉ hưu.

Theo Molisa

 

Tin liên quan
Trung tâm Công tác Xã hội Quảng Ninh tổ chức sinh hoạt chuyên đề “ Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh hưởng ứng ngày Tết thiếu nhi 1/6
Đại hội Chi đoàn năm 2019 của Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh
Lễ trao học bổng và tặng quà cho trẻ em khuyết tật tiêu biểu trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh năm 2019.
Đoàn công tác Trung tâm Công tác xã hội thành phố Hải Phòng tham quan, học tập kinh nghiệm tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh
Tập huấn quản trị lao động di cư có nhạy cảm giới; Phòng ngừa và ứng phó bạo lực đối với nữ lao động di cư.
Thảo luận về công tác quản lý, điều phối dự án “Xây dựng mô hình hỗ trợ phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam” và kế hoạch triển khai dự án trong thời gian tới.
Đánh giá kết quả thực hiện thí điểm Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng giai đoạn 2016-2018 tại tỉnh Quảng Ninh.
Tiếp đoàn chuyên gia Hàn Quốc và đại diện tổ chức Quỹ dân số Liên hiệp quốc trao đổi về kế hoạch thực hiện dự án “Xây dựng mô hình hỗ trợ phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam”.
Tiếp đoàn chuyên gia Hàn Quốc và tổ chức Unfpa khảo sát triển khai hoạt động dự án “Xây dựng mô hình hỗ trợ phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam”.
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ