Tăng tuổi nghỉ hưu, tránh thiệt thòi cho nữ giới trên con đường thăng tiến

Hiện nay, do tuổi nghỉ hưu của nữ nghỉ sớm trước năm 5 năm nên các quy định bồi dưỡng, quy hoạch đều phải sớm hơn nam giới 5 năm. “Vì thế, cơ hội bổ nhiệm hạn chế đáng kể, chịu thiệt thòi trên con đường thăng tiến, do những quy định giới hạn về tuổi nghỉ hưu”, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà nói.


Việc tăng tuổi nghỉ hưu thực sự đã chín muồi

Chiều nay 12/ 6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Đa số đại biểu Quốc hội nhất trí cao với Tờ trình của Chính phủ về một số vấn đề dư luận đặc biệt quan tâm như: việc mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm giờ tối đa; các phương án điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu; về tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở; về thời gian nghỉ tết âm lịch; thời gian làm việc của công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội…

Góp ý về dự thảo Bộ luật, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam (ĐBQH tỉnh Bắc Giang) đánh giá cao Bộ luật lần này đã điều chỉnh, bổ sung các quy định cần thiết khắc phục được những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành luật, đáp ứng sự phát triển của thị trường lao động, thể chế hóa các quy định của Hiến Pháp 2013, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Và đặc biệt, việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới được thể hiện trong rất nhiều các quy định của dự thảo.
Về vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu, theo nữ đại biểu, các căn cứ, ở cả 2 phương án Chính phủ đưa ra đã đảm bảo quyền, đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm của người lao động và đều được tính đến các điều kiện, tính chất và các yếu tố khác.
“Việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu không phải vấn đề mới, được bàn thảo rất nhiều, qua nắm bắt dư luận, tuy vẫn có ý kiến chưa thật sự đồng tình, chưa nhiều người đồng tình, tuy nhiên đến thời điểm này, việc điều chỉnh tuổi hưu là rất cần thiết”, Chủ tịch

Hội LHPN Việt Nam nhấn mạnh: Để chứng minh, bà Hà nêu, thứ nhất tuổi nghỉ hưu hiện tại đã được đưa ra cách đây 60 năm, về điều kiện xã hội, sức khỏe, tuổi thọ bình quân… tất cả đã thay đổi nhiều. “Do đó, đến nay việc tăng tuổi nghỉ hưu thực sự đã chín muồi”, bà Hà nói.

Dẫn số liệu, cách đây 15 năm, lực lượng lao động tham gia thị trường lao động khoảng 1,2 triệu / năm, đến nay chỉ còn còn khoảng 400 nghìn người/ năm. Dự báo trong 15 năm tới, lao động Việt Nam chỉ còn khoảng độ 200 nghìn người/năm. Do đó rất thiếu lao động. Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà nhấn mạnh: "Tăng tuổi nghỉ hưu, đồng nghĩa với việc tăng số năm đóng bảo hiểm xã hội, theo đó, chắc chắn mức lương hưu của lao động nữ sẽ được cải thiện tốt hơn".
“Thực tế hiện nay, theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, lương hưu trung bình của phụ nữ chỉ chiếm khoảng 84% so với lương hưu nam giới. Đồng thời, tăng tuổi nghỉ hưu, tác động tích cực vào sự tiến bộ của phụ nữ, đặc biệt, tăng cơ hội trong đào tạo, quy hoạch bồi dưỡng, bổ nhiệm”, bà Hà cho hay.

Hiện nay, do tuổi nghỉ hưu của nữ nghỉ sớm trước nam 5 năm nên các quy định bồi dưỡng, quy hoạch đều phải sớm hơn nam giới 5 năm. “Tuy nhiên, đặc thù giới tính, mất quá nhiều thời gian nuôi con nhỏ, sau khi thực hiện xong thiên chức người mẹ, cơ hội bổ nhiệm hạn chế đáng kể, vì thế chịu thiệt thòi trên con đường thăng tiến, do những quy định giới hạn về tuổi nghỉ hưu”, bà Hà nêu.
Tuy thế, với các ngành nghề đặc thù, bà Hà ủng hộ quyền được nghỉ hưu sớm. Theo đó, việc quy định quyền được nghỉ hưu sớm ở độ tuổi thấp hơn đối với 1 số nhóm lao động đặc thù là rất cần thiết.

Do đó, bà Hà đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, rà soát để đưa ra các căn cứ khoa học, phù hợp thực tiễn, về các ngành nghề nào, lao động nào cần được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn, và thấp hơn là bao nhiêu. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cũng cần thực hiện đồng bộ với chính sách khác về lao động, an sinh xã hội một cách tổng thể, để tạo ra sự đồng thuận của xã hội khi triển khai thực hiện.
Đồng quan điểm, đại biểu Cầm Thị Mẫn, (Đoàn Thanh Hóa) cũng cho rằng, về tăng tuổi nghỉ hưu của nam đủ 62, nữ đủ 60 và lộ trình thực hiện của cả hai phương án đều phù hợp với khả năng lao động, già hóa dân số,  nhằm thể chế hóa yêu cầu Nghị quyết số 28-NQ/TW. Và nữ đại biểu đồng tình lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu theo phương án 1.

Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu cần nhanh hơn

Cũng liên quan đến tuổi nghỉ hưu, đại biểu Vũ Thị Nguyệt (đoàn Hưng Yên) đồng tình tuổi nghỉ hưu của nữ phải thấp hơn nam giới, do yếu tố tự nhiên định sẵn, theo đó, bà “đồng tình thu hẹp tuổi nghỉ hưu của nam nữ- gần như ngang nhau khi tham gia lao động”. Phương án 1 quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Theo bà Nguyệt, lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu này mất quá nhiều thời gian, vì thế, bà đề xuất phương án, “mỗi năm 3 tháng đối với nam và 5 tháng với nữ, đây là thời gian phù hợp, ứng  biến với biến đổi thị trường lao động”, đại biểu Vũ Thị Nguyệt nêu.

Đồng thời, đại biểu tỉnh Hưng Yên đồng ý tăng thêm 1 ngày nghỉ lễ, “nên bố trí thêm 1 ngày nghỉ lễ trong năm”, bà nhấn mạnh.

Theo đại biểu Trương Phi Hùng (Long An),  việc xem xét tăng tuổi nghỉ hưu phải quán triệt đầy đủ với tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm thất nghiệp, không gây tác động tiêu cực đến thị trường lao động, phải bảo đảm chất lượng, số lượng, cơ cấu dân số bình đẳng giới, cân đối quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn xu hướng già hóa dân số, tính chất loại hình lao động và giữa các ngành nghề lĩnh vực.
Ông Hùng bày tỏ sự đồng thuận, từ năm 2021 thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cho mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung, thu hẹp dần khoảng cách về thời gian theo quy định tuổi nghỉ hưu.

Đối với những ngành nghề đặc biệt, người lao động được nghỉ hưu sớm hoặc muộn hơn 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu chung. “Tuy nhiên cần cân nhắc, xem xét tuổi nghỉ hưu của các đối tượng là công nhân lao động trực tiếp trong khu vực sản xuất dịch vụ và một số ngành nghề sản xuất đặc thù, đối với những đối tượng này có thể chưa xem xét tăng tuổi nghỉ hưu hoặc tăng tuổi nghỉ hưu chậm hơn. Ngoài ra việc xét tăng tuổi nghỉ hưu cần có lộ trình phù hợp để tránh gây sốc về tình trạng thất nghiệp cũng như không gây tác động tiêu cực đến thị trường lao động”, đại biểu Hùng nói.

Theo http://www.molisa.gov.vn

Tin liên quan
Hội thảo tập huấn mô hình Thành phố an toàn thân thiện với phụ nữ và trẻ em gái
Nhìn lại các hoạt động hỗ trợ, tìm kiếm việc làm sau khi tái hòa nhập cộng đồng đối với trẻ em làm trái pháp luật của Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Yên làm tốt công tác hỗ trợ dạy nghề đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Đoàn Viện Phát triển Phụ nữ Hàn Quốc làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Trung tâm Công tác xã hội.
Thông báo về việc tuyển dụng nhân viên tham gia dự án "Xây dựng mô hình hỗ trợ phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái" tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh
Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp nhiệm kỳ 2017 - 2022
Tập huấn nghiệp vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng năm 2019
Tập huấn hướng dẫn phương pháp đánh giá, nhận biết trẻ rối loạn hành vi để can thiệp sớm cho phụ huynh bậc mầm non tại thành phố Hạ Long năm 2019
Doanh nghiệp sử dụng từ 30% lao động khuyết tật được hưởng chính sách ưu đãi
Đừng để trẻ em làm việc trên đồng ruộng, hãy để trẻ em nuôi dưỡng ước mơ
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ