Bài học từ kinh nghiệm thực tế khi can thiệp cho trẻ Rối nhiễu tâm trí và trẻ tự kỷ tại trung tâm công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh.

Mỗi một ngành nghề có những thuận lợi và khó khăn vất đặc thù riêng đối với công việc trị liệu trẻ rối nhiễu trẻ tự kỷ thì điều đó nhân lên gấp nhiều lần. Tuy nhiên khi bạn yêu nghề yêu trẻ và yêu công việc mình đang làm bản thân luôn nỗ lực hoàn thiện nâng cao chuyên môm, tự đặt ra câu hỏi làm thế nào mang lại hiệu quả khi can thiệp cho trẻ thì thành công sẽ đến.


Trị liệu có hiệu quả cho trẻ rối nhiễu hay tự kỷ là cả một quá trình và một sự kết hợp thống nhất, đồng lòng từ cô giáo đến gia đình, nhà trường ngay cả cộng đồng. Trong đó gia đình là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tiến bộ của trẻ bên cạnh sự định hướng chuyên môm của các giáo viên trị liệu.Tại Trung tâm công tác xã hội việc trị liệu đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của gia đình trẻ. Mỗi kế hoạch trị liệu theo ngày, sau khi trị liệu cho trẻ nhân viên phòng khám trao đổi lại với phụ huynh, hướng dẫn, nhận xét về từng bài tập để phụ huynh phối hợp can thiệp trị liệu với trẻ tại nhà.  Hoạt động trị liệu bao gồm các buổi trị liệu thông qua quá trình chơi mà học với trẻ, matxa, điều hòa các giác quan, phát triển tâm vận động... và các kỹ năng phát triển khác.

Là một mô hình mới và nó có những đặc thù riêng hoạt động trị liệu không dùng thuốc dành cho trẻ rối nhiễu tâm trí, tự kỷ đòi hỏi sự kiên nhẫn và hợp tác hoàn toàn từ gia đình. Hoạt động trị liệu bao gồm các buổi trị liệu thông qua quá trình chơi, tương tác hỗ trợ, can thiệp với trẻ tại tâm Công tác xã hội và các đợt thăm gia đình và hỗ trợ tại cộng đồng. Ngoài hoạt động trị liệu không dùng thuốc, vai trò của các cán bộ công tác xã hội còn hướng dẫn gia đình các thủ tục để xin trợ cấp xã hội cho trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai trị liệu gặp một số những khó khăn như: Gia đình trẻ chưa nhận thức được vấn đề của trẻ hoặc quá lo lắng, trẻ không hợp tác, gia đình đưa trẻ đến Phòng tư vấn không theo lịch hẹn, đi lại khó khăn do khoảng cách giữa Phòng tư vấn và gia đình trẻ, cơ sở vật chất trang thiết bị còn nhiều hạn chế và chưa thực sự phù hợp với việc can thiệp trị liệu. Trong số các khó khăn nêu trên, thì khó khăn trẻ không hợp tác là khó khăn thường gặp nhất. Đối với trẻ tự kỷ, Rối nhiễu, tăng động thường có hành vi chống đối bao gồm khóc, đánh cán bộ trị liệu, tự gây thương tích cho bản thân như đập, không làm theo sự hướng dẫn của nhân viên trị liệu….

1. Kinh nghiệm đối với Trung tâm Công tác xã hội

Bên cạnh khó khăn thì trung tâm Công tác xã hội luôn tạo điều kiện về công tác đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn và bổ xung nguồn lực kế cận cho đội ngũ nhân viên trị liệu luôn được quan tâm và đầu tư. Các khóa đào tạo kỹ năng xác định tự kỷ sớm ở trẻ, trẻ chậm phát triển, trẻ chậm ngôn ngữ, quản lý hành vi, trẻ tăng động...được tập huấn hàng năm theo lộ trình của kế hoạch. Nhân viên nhằm nâng cao năng lực kỹ năng cho các cô trị liệu và giúp trẻ có các kỹ năng phù hợp phát huy hiệu quả công việc trị liệu

Để nâng cao hiệu quả trị liệu thúc đẩy sự hỗ trợ tương tác gắn kết phụ huynh trung tâm Công tác xã hội đã tổ chức khoá đào tạo cung cấp kiến thức kỹ năng, nâng cao năng lực cho phụ huynh , người chăm sóc trong quá trình hỗ trợ trẻ tại gia đình.

Mặt khác Trung tâm Công tác xã hội cũng đẩy mạnh tổ chức các buổi tuyên truyền, tập huấn về sức khoẻ tâm trí và phát hiện sớm rối nhiễu tâm trí dành cho cán bộ, cộng tác viên công tác xã hội, người dân các địa phương. Từ đó, từng bước nâng cao nhận thức của cộng đồng về sức khoẻ tâm trí và các biện pháp phòng chống rối nhiễu tâm trí ở trẻ em.

Tại Trung tâm công tác xã hội tất cả mọi người dân đều được hưởng dịch vụ hỗ trợ từ tổng đài tư vấn 18001769. Các phụ huynh gọi điện và tư vấn đặt lịch khám sàng lọc hay kết nối nguồn lực cho trẻ tự kỷ hoàn toàn miễn phí. Tổng đài tiếp nhận 24h/7 là điều vô cùng thuận tiện cho phụ huynh và người dân.

2. Kinh nghiệm đối với đội ngũ nhân viên công tác xã hội

- Đối với nhân viên công tác xã hội. Phải thực sự yêu trẻ, yêu và có tâm với nghề, luôn nổ lực học hỏi nâng cao và hoàn thiện mình về chuyên môm. Bản thân các cô biết đọc hiểu được kết quả đánh giá của trẻ đang như thế nào, tự lên được kế hoạch trị liệu đợt, tháng ngày có mục tiêu cụ thể của từng trẻ.

 

Ảnh: Buổi trị liệu cá nhân Cô Nguyễn Thị Phương tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh.

Biết làm việc và tương tác nhóm với nhau hỗ trợ trong quá trình trị liệu và nâng cao tay nghề cho chính mình. Luôn linh hoạt mềm mỏng, sáng tạo trong từng buổi trị liệu phù hợp với trẻ, hiểu được điểm mạnh nội lực của từng em, luôn lường trước được kết quả của trị liệu cho từng trẻ cơ bản nhất. Nó đòi hỏi giáo viên - Nhân viên công tác xã hội có sự nhạy bén, linh hoạt trong quá trình triển khai các hoạt động. Bên cạnh đó phải biết phối hợp nhịp nhàng với giáo viên nhóm và giao viên cá nhân để lên kế hoạch giáo dục trẻ hiệu quả.

Biết làm đồ dùng dạy học phù hợp cho từng bài học, từng trẻ và có sáng kiến cá nhân vận dụng trong quá trình dạy trẻ.Luôn cập nhật thông tin chuyên môn như kiến thức, tài liệu đồ dùng, dụng cụ dạy.

Tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn chia sẻ kinh nghiệm làm thành công trường hợp hoặc ca nặng cần được hỗ trợ từ đồng nghiệp và cố vấn chuyên môn.

Đoàn kết, chia sẻ luôn làm việc nghiêm túc tuân thủ nội quy của cơ quan. Nhân viên biết mình là ai, năng lực, cần gì về chuyên môn, mong muốn gì khi làm việc với trẻ.

Vận dụng công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ trong lĩnh vực CTXH mà ở đó Nhân viên CTXH sử dụng những kiến thức, kỹ năng, phương pháp chuyên môn thông qua các mối quan hệ một - một nhằm trợ giúp trẻ bị Tự kỷ,Mối quan hệ Một - Một (một trò một cô) là chìa khóa quan trọng tạo điều kiện, xác định vấn đề tìm kiếm tiềm năng, điểm mạnh điểm yếu của trẻ để can thiệp trị liệu cho trẻ phù hợp tiến bộ.

Công nhận mọi trẻ đều có khả năng học tập: Trẻ khiếm thính hay khiếm thị vẫn có trí tuệ bình thường. Cần có cái nhìn đa dạng về trẻ TTK, không có quan điểm đánh đồng tất cả trẻ đều có sự tiến bộ giống nhau khi tổ chức giáo dục cho trẻ. Dạy trẻ khuyết tật các kỹ năng mà trẻ bình thường học và sử dụng.

 Bắt đầu can thiệp càng sớm càng tốt: Năm năm đầu đời là những năm tháng rất quan trọng, điều này có thể hạn chế những vấn đề về giáo dục và cư sử sau này trong cuộc sống của trẻ.

Phối hợp chặt chẽ với nhà trường với gia đình, coi cha mẹ là người quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ. Tập chung vào nhu cầu và khả năng của từng trẻ và từng gia đình. Mỗi em bé có điều kiện riêng về yếu tố thể chất, về hoàn cảnh phát triển, đặc biệt là mối quan hệ của trẻ đối với thế giới bên ngoài mà trong đó các giác quan có một vai trò rất quan trọng.

Trẻ cần có một chương trình cá nhân riêng, chương trình này phải được xây dựng trên cơ sở khả năng  nhu cầu của trẻ và phải phù hợp với quan điểm giáo dục của phụ huynh nhu cầu và khả năng của gia  đình .

Nguyên tắc lấy trẻ em làm trung tâm. Lấy trẻ em làm trung tâm trong quá trình trị liệu điều đó cũng có nghĩa là mọi hoạt động can thiệp trị liệu đều phải hướng tới việc hình thành kỹ năng để các em nhận biết giá trị, hình thành giá trị sống cho các em. Như vậy mới đạt được sự bền vững trong quá trình trị liệu.

 Nguyên tắc phối hợp các lực lượng giáo dục. Để trị liệu các em gia đình và nhà trường nhân viên công tác xã hội đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Để hoàn thành mục tiêu giáo dục thì phải phối kết hợp các lực lượng xã hội cùng thực hiện, đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

Giáo dục kỹ năng giao tiếp qua quá trình học tập và thực tế cuộc sống. Giáo dục kỹ năng giao tiếp thông qua quá trình dạy học các môn nhận biết môi trường xung quanh, làm quen với toán, hát nhạc, đạo đức, kỹ năng sống. Gia đình, nhà trường và xã hội là những nơi quan trọng trong việc hình thành nhân cách và giáo dục cho mỗi con người nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng.

Lồng ghép phương pháp trị liệu khác nhau hiệu quả linh hoạt, nhạy bén cho từng trẻ, không được áp hay cố chấp được. Nhân viên công tác xã hội không ngừng đào tạo chuyên môn và sáng tạo.

- Nhân viên trị liệu biết huy động nguồn lực từ nguồn nội lực và ngoại lực – từ phía các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội có chức năng hoạt động liên quan đến gia đình và trẻ khuyết tật, phổ biến những kiến thức cơ bản về giao tiếp cho cha mẹ. Kết tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, cung cấp tài liệu chăm sóc  giáo dục trẻ tự kỷ cho cha mẹ, hỗ trợ trẻ hòa nhập cộng đồng.

Tham gia các câu lạc bộ, diễn đàn , các dịch vụ hỗ trợ như:” trung tâm hỗ trợ gia đình”…Thành lập mạng lưới đào tạo cộng tác viên hướng dẫn hỗ trợ gia đình cho các bậc cha mẹ về vấn đề giao tiếp với trẻ.

3. Kinh nghiệm đối với các bậc cha mẹ và cộng đồng

- Đối với cha mẹ: khuyến khích họ tham gia câu lạc bộ như câu lạc bộ gia đình Tự kỷ để được chia sẻ về tài liệu tham khảo, kinh nghiệm thực tế hay những phương pháp mới giúp cho việc dạy con mình đạt kết quả. Phụ huynh cần hiểu con mình, không nên nhìn phiếm diện, bi quan về sự phát triển của con.

Cùng với phụ huynh nên xây dựng những kế hoạch chăm sóc con cụ thể khoa học. Cha mẹ cần tận dụng hợp lý quỹ thời gian để chăm sóc, giáo dục con. Các thành viên trong gia đình nên hỗ trợ giúp đỡ nhau thống nhất quan điểm, cùng nhau chăm sóc giáo dục trẻ. Luôn nâng cao vai trò phụ huynh trong việc quyết định sự tiến bộ trẻ trong quá trình trị liệu.

- Đối với cộng đồng; Phát huy vai trò các tình nguyện viên là các kênh cá nhân tuyên truyền. Ca nhân luôn cảm thông chia sẽ yêu thương đồng cảm với gia đình trẻ, có hành động tích cực trong cộng đồng, khu phố về tự kỷ. Tư vấn, hỗ trợ tâm lý, nâng cao nhận thức toàn xã hội về hội chứng tự kỷ, qua đó xã hội sẽ có cái nhìn cởi mở, cảm thông hơn đối với trẻ và gia đình. Người kết nối các cơ sở dịch vụ giúp các gia đình có lựa chọn phù hợp cho quá trình trị liệu và hòa nhập cộng đồng trẻ tốt hơn.

Khi bạn “yêu và nghiêm túc trong công việc” thì sẽ có động lực để thành công đó là hành tranh bước vào nghề tôi có được sau những năm làm việc đánh giá trị liệu trẻ cho trẻ tại trung tâm Công tác xã hội. Chuyên môn, năng lực bạn có thể học hỏi và cố gắng hoàn thiện mình nhưng tình yêu trẻ, yêu nghề thì xuất phát từ cái tâm. Một khi chúng ta có tình yêu cộng với cái tâm nghề và chuyên môn tốt thành công sẽ đến. Môi trường làm việc sẽ là cái nôi để bạn cố gắng thể hiện mình hãy “Lao động hăng say tình yêu sẽ tới” mỗi ngành nghề đều có vất vả đặc thù riêng của nghề đã chọn người nên cố gắng quả ngọt sẽ đến.

                                                                                          Hoàng Thị Nhã Phương - Trung tâm CTXH Quảng Ninh

 

Tin liên quan
Hội thảo khoa học toàn quốc “Phát triển năng lực chuyên môn và đổi mới quản lí trong hoạt động can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ”
Hội thảo chuyên đề “Cung cấp dịch vụ hỗ trợ giảm hại cho người bán dâm” tại cộng đồng
Quảng Ninh có 05 đại biểu tham dự Diễn đàn Trẻ em quốc gia lần thứ 6
Diễn đàn trẻ em quốc gia lần thứ 6/2019 - “Trẻ em với các vấn đề của trẻ em”
Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2019
Tập huấn dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em
JICA và WB cùng hỗ trợ Việt Nam đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho người cao tuổi
Trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi, người khuyết tật: Chính sách đã có, phải thực thi cho nghiêm
Đoàn công tác của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến làm việc tại Trung tâm tác xã hội tỉnh Quảng Ninh.
Tọa đàm “Giai điệu tháng 7” - Tri ân nhân kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/71947-27/72019)
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website


Bản đồ