Thí điểm mô hình sàng lọc, can thiệp và trị liệu tâm lý đối với trẻ em rối nhiễu tâm trí, tự kỷ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2021 tại Trung tâm Công tác xã hội

Đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của trẻ và gia đình có trẻ rối nhiều tâm trí, tự kỷ trên địa bàn tỉnh được can thiệp trị liệu, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ xã hội ở tỉnh một cách chuyên nghiệp hơn, hỗ trợ được nhiều hơn cho các đối tượng có nhu cầu, hướng đến xây dựng hệ thống an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh ngày càng đầy đủ, toàn diện. Đề án sẽ là cơ sở, tiền đề để từng bước triển khai cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội theo hướng xã hội hóa, giảm một phần nhiệm vụ phải chi từ nguồn ngân sách Nhà nước để đảm bảo an sinh xã hội.


Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là mầm non tương lai của mỗi dân tộc. Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của toàn xã hội và mọi gia đình. Khẩu hiệu “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” đã và đang được trở thành phương châm hành động của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Với sự phát triển nhanh chóng về kiến trúc hạ tầng tỉnh Quảng Ninh luôn giành sự quan tâm sâu sát đến công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em đặc biệt là trẻ khuyết tật, trẻ rối nhiễu tâm trí và tự kỷ. Chương trình 267 cùng các Đề án 32, 1215 tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh hơn nữa công tác chăm sóc trẻ em, đặc biệt với đối tượng trẻ yếu thế do mắc rối nhiễu tâm trí, bệnh tâm thần... Vì thế hệ thống công tác xã hội của tỉnh đáp ứng với nhu cầu chăm sóc bệnh tật của trẻ em, rõ ràng phải được xem là ưu tiên thực hiện, để làm cơ sở cho việc đưa ra các mô hình tạo lập dịch vụ, các can thiệp đào tạo tăng cường năng lực và hoàn chỉnh hạ tầng cơ sở cung cấp dịch vụ đạt chất lượng mang tính chuyên nghiệp định hướng hành lang pháp lý cho hệ thống cung cấp dịch vụ đa dạng.

Theo số liệu của một số nghiên cứu mang tính cục bộ (Bệnh viện Tâm thần Trung ương) ở một số xã, một số huyện, một số tỉnh thì tỷ lệ này là từ l5%-20%. Cũng theo các nghiên cứu này, khoảng 1,5% dân số mắc các chứng loạn thần nặng như tâm thần phân liệt, động kinh…Tiến sĩ y khoa Trần Tuấn đã có nghiên cứu về tỉ lệ học sinh tiểu học mắc các chứng rối nhiễu tâm trí bằng công cụ SDQ 25 trên 31 xã thuộc 5 tỉnh, thành (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thái Nguyên) đã phát hiện thấy có tới 20% tỉ lệ học sinh bị mắc các chứng rối nhiễu tâm trí. Các chuyên gia dự báo, đến năm 2020 cả nước sẽ có khoảng 10 triệu người bị rối nhiễu tâm trí, tự kỷ. Thực tế trẻ rối nhiễu tâm trí, tự kỷ cùng những hệ quả nghiêm trọng của nó cho thấy đây không còn là chuyện riêng của mỗi gia đình mà là nỗi lo của toàn xã hội.

Tỉnh Quảng Ninh chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về đề tài trẻ tự kỷ, hệ thống dịch vụ xã hội và hệ thống dịch vụ công tác xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Thực tế số trẻ em đến khám và điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi, bệnh viện Bảo vệ chăm sóc sức khỏe tâm thần tỉnh tương đối đông. Tỉnh chưa có trung tâm chuyên trách cũng như việc thiết lập hành lang pháp lý cụ thể giữa ngành Y tế, giáo dục và Lao động thương binh và Xã hội về vấn đề trẻ tự kỷ.

Năm 2012, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh đã thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh theo Quyết định số 2580/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rối nhiễu tâm trí trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. Qua nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối nhiễu tâm trí, tự kỷ ở trẻ em là 10,1%  (trên phạm vi chọn mẫu tổng số 3.656 trẻ được điều tra). Như vậy, cứ 10 trẻ thì có ít nhất 01 trẻ mắc chứng rối nhiễu tâm trí, tự kỷ, trong đó tỷ lệ cao nhất thuộc nhóm trẻ từ 11- 16 tuổi (chiếm gần 17%), tiếp đến là nhóm trẻ từ 2- 5 tuổi (chiếm khoảng 12%).

Năm 2014, Trung tâm đã khám sàng lọc cho trên 3.600 trẻ trong toàn tỉnh để đánh giá thực trạng rối nhiễu tâm trí trên trẻ có độ tuổi từ 2 đến 16 tuổi. Qua đó, tiến hành sàng lọc cho 200 trẻ mắc rối nhiễu tâm trí. Sau khi xác định các mảng chậm phát triển của từng trẻ, cán bộ trung tâm đã cùng với chuyên gia xây dựng kế hoạch và phác đồ điều trị nhằm điều trị phù hợp với từng trường hợp. Trung tâm đã thực hiện trị liệu không dùng thuốc đối với 30 trẻ tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ. Với 170 trẻ còn lại thực hiện hỗ trợ tư vấn tại phòng khám”

Từ năm 2013 đến nay Trung tâm Công tác xã hội đã hình thành mô hình tâm lý trị liệu cho trẻ em rối nhiễu tâm trí, tự kỷ với số trẻ được tiếp nhận khám sàng lọc miễn phí cho 741 trẻ, trị liệu miễn phí cho 407 trẻ được hòa nhập cộng đồng. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh duy nhất có Trung tâm Công tác xã hội tỉnh là đơn vị sự nghiệp công lập đang trị liệu (miễn phí) theo phương pháp trị liệu tâm bệnh không dùng thuốc và đã tạo được uy tín, niềm tin của các gia đình có con em mắc hội chứng rối nhiễu tâm trí, tự kỷ; ngoài ra trên địa bàn thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều, Móng Cái... đã hình thành một số cơ sở tư nhân đang trị liệu tâm bệnh như: Trung tâm nghiên cứu tham vấn và trị liệu tâm lý Hải Hà (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long), Trường giáo dục trẻ tự kỷ (Giếng Đồn, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Hạ Long), Trung tâm “Vì ngày mai” (phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long)...; tuy nhiên các cơ sở này trị liệu còn chưa bài bản, mỗi cơ sở đều có phương pháp cách thức khác nhau.  Đa phần phục vụ đáp ứng nhu cầu của một nhóm nhỏ các gia đình có trẻ mắc hội chứng rối nhiễu tâm trí, tự kỷ trên địa bàn, chưa có sự kiểm chứng về mức độ hài lòng, sự tin cậy và tính bền vững của các cơ sở trị liệu tư nhân. Các dịch vụ công tác xã hội cho nhóm đối tượng này chưa mang tính chuyên nghiệp.

 Tính đến 30/6/2018, dân số có mặt tỉnh Quảng Ninh là 1.341.159 người, trong đó trẻ em là 328.928 trẻ, nếu tính theo tỷ lệ nghiên cứu chung của đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh của Trung tâm Công tác xã hội thì số người mắc hội chứng rối nhiễu tâm trí, tự kỷ tại Quảng Ninh dự báo là 135.500 người, trong đó số trẻ em dự báo mắc hội chứng rối nhiễu tâm trí, tự kỷ là 33.220 trẻ (chiếm 24,5% số người mắc nói chung). Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ thì số trẻ được khám sàng lọc tại các cơ sở trị liệu là trên 2.000 trẻ, số trẻ được can thiệp, trị liệu 826 trẻ. Như vậy, so với số dự báo trẻ mắc hội chứng rối nhiễu tâm trí, tự kỷ của tỉnh Quảng Ninh nêu trên thì nhu cầu của trẻ và gia đình trẻ mắc bệnh rối nhiễu tâm trí, tự kỷ còn rất lớn và số trẻ được can thiệp, trị liệu tâm lý còn chiếm tỷ lệ rất thấp, cần có cơ sở dịch vụ có chất lượng để sàng lọc, phát hiện sớm và can thiệp, trị liệu kịp thời, giúp cho trẻ em hòa nhập cộng đồng. Như đã nêu ở trên, hiện nay các cơ sở công lập và ngoài công lập mới chỉ đáp ứng được một tỷ lệ rất thấp (mới chỉ can thiệp được gần 2%) so với thực trạng về số lượng trẻ rối nhiễu tâm trí, tự kỷ trên địa bàn tỉnh.

 Tuy nhiên, từ đầu năm 2018 đến nay, thực hiện Đề án Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế” (Đề án 25), các văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về việc chấm dứt hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn trong cơ quan hành chính, cho nên số lượng 10 hợp đồng giao khoán công việc tại Trung tâm Công tác xã hội, trong đó có 6 hợp đồng có chuyên môn, được đào tạo chuyên sâu và có chứng chỉ hành nghề về can thiệp, trị liệu tâm lý cho trẻ em rối nhiễu tâm trí, tự kỷ phải chấm dứt hợp đồng, điều này ảnh hưởng đến số lượng trẻ đang được những nhân viên hợp đồng can thiệp và trị liệu tâm lý thường xuyên, cụ thể số lượng trẻ được trị liệu tâm lý giảm từ 60 trẻ năm 2017 xuống còn 11trẻ năm 2018.

Tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh quảng Ninh triển khai mô hình “Trị liệu tâm lý cho trẻ rối nhiễu” chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ. Nhiều phụ huynh phải bỏ việc thập chí bán nhà để chữa cho con, tìm đến cơ sở tư nhân, bệnh viện trong và ngoài nước để chờ mong hi vọng có cơ hội đánh giá, trị liệu hiệu quả. Số đông phụ huynh đặc biệt là phụ huynh có con lớn tuổi và vùng sâu vùng xa thì gần như phó mặc cho số phận. Bởi tự kỷ không thể chữa dứt điểm cần trị liệu trong thời gian dài và liên tục nên gây rất nhiều khó khăn về thời gian, kinh tế. Thực tế hiện nay gia đình và người chăm sóc trẻ em rối nhiễu tâm trí, đặc biệt là trẻ tự kỷ có mong muốn và nguyện vọng đưa trẻ đến can thiệp, trị liệu tâm lý thường xuyên tại Trung tâm có xu hướng gia tăng, song số lượng cán bộ, nhân viên trị liệu trong biên chế của Trung tâm còn rất ít, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh, trong đó đó ưu tiên những trẻ em thuộc gia đình khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội, nhiều bậc phụ huynh có nhu cầu, nguyện vọng cho em họ được tham gia trị liệu, tự nguyện chi trả phí dịch vụ trị liệu tại Trung tâm để được can thiệp, trị liệu, kể cả ngoài giờ hành chính hoặc qua các hình thức khác.

Với mục tiêu đảm bảo duy trì thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Công tác xã hội tỉnh, tự chủ nguồn lao động trong bối cảnh tinh giản biên chế, sắp xếp vị trí việc làm tinh gọn; đồng thời xã hội hóa trong cung cấp các dịch vụ xã hội công, để nhiều trẻ em rối nhiễu tâm trí, đặc biệt là trẻ tự kỷ và gia đình trẻ được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội có chất lượng. Đồng thời đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của trẻ và gia đình có trẻ rối nhiều tâm trí, tự kỷ trên địa bàn tỉnh được can thiệp trị liệu, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ xã hội ở tỉnh một cách chuyên nghiệp hơn, hỗ trợ được nhiều hơn cho các đối tượng có nhu cầu, hướng đến xây dựng hệ thống an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh ngày càng đầy đủ, toàn diện. Đề án sẽ là cơ sở, tiền đề để từng bước triển khai cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội theo hướng xã hội hóa, giảm một phần nhiệm vụ phải chi từ nguồn ngân sách Nhà nước để đảm bảo an sinh xã hội nên việc triển khai Đề án “Thí điểm mô hình sàng lọc, can thiệp và trị liệu tâm lý đối với trẻ em rối nhiễu tâm trí, tự kỷ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018 - 2021 tại Trung tâm Công tác xã hội” là cần thiết trong bối cảnh hiện nay, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ xã hội ở tỉnh ta một cách chuyên nghiệp hơn, hỗ trợ được nhiều hơn cho các đối tượng có nhu cầu, hướng đến xây dựng hệ thống an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh ngày càng đầy đủ, toàn diện, hỗ trợ được nhiều hơn cho các đối tượng có nhu cầu. .

 Mô hình được phát triển dựa trên nguyên lý “kiềng 3 chân” của Tổ chức y tế thế giới, trong đó vai trò của cán bộ Phòng tư vấn tập trung vào hỗ trợ thay đổi môi trường sống và trị liệu không dùng thuốc. Cùng với sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật cố vấn chuyên môm và đào tạo giảng dạy của Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Quý văn phòng tham vấn trị liệu trẻ - thuộc Hội khoa học tâm lý học Việt Nam từ năm 2013 đến nay đã đã đào tạo và cấp chúng chỉ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên tại trung tâm. Bên cạnh đó trung tâm còn tổ chức thường kỳ cấc buổi sinh hoạt chuyên đề, tập huấn cho câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Quảng Ninh nhằm mục đính nâng cao bổ sung và nâng cao kiến thức cho cha mẹ, người chăm sóc cá nhân ban ngành quan tâm đến trẻ rối nhiễu, tự kỷ. Mô hình đã đạt được những thành công nhất định trong việc tạo lập các hành vi tốt ở trẻ cũng như chiếm được lòng tin của gia đình và nhu cầu ngày càng nhiều cha mẹ muốn con em được đánh giá trị liệu tại trung tâm.

Ngày 24/02/2019 buổi công bố quyết định của UBND tỉnh phê duyệt đề án: Thí điểm mô hình sàng lọc, can thiệp và trị liệu tâm lý đối với trẻ em rối nhiễu tâm trí, tự kỷ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2019 -2021 tại Trung tâm Công tác xã hội.

 

Ảnh: Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Quý tặng hoa buổi lễ công bố quyết định.

Đề án thí điểm mô hình sàng lọc, can thiệp trị liệu tâm lý đối với trẻ em rối nhiễu tâm trí, đặc biệt là trẻ tự kỷ tại Trung tâm Công tác xã hội là một nhiệm vụ mang ý nghĩa xã hội thiết thực và nhân văn sâu sắc trong nền kinh tế hội nhập. Giúp cho các đối tượng là trẻ em rối nhiễu tâm trí, đặc biệt là trẻ tự kỷ và gia đình đối tượng được lựa chọn và tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ có chất lượng cao ngay trên địa bàn của mình, giảm thiểu thời gian và chi phí cho đối tượng. Là yếu tố quyết định để kết nối nhu cầu và đáp ứng nguyện vọng của hai phía giữa cơ sở và người cung cấp dịch vụ mong muốn được sử dụng các dịch vụ trợ giúp có chất lượng một cách thường xuyên. Góp phần đảm bảo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm, vừa giảm gánh nặng các dịch vụ công phải sử dụng từ nguồn ngân sách Nhà nước, huy động được yếu tố xã hội hóa vào việc đảm bảo an sinh xã hội; mặt khác vẫn đảm bảo thực hiện tốt Đề án Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế” (Đề án 25), vừa đảm bảo thực hiện tốt Luật trẻ em, Luật người khuyết tật và các quy định khác về cung cấp đầy đủ các dịch vụ trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tạo điều kiện cho trẻ em rối nhiễu tâm trí, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội được trị liệu tâm lý mà còn được hỗ trợ, tiếp cận các dịch vụ xã hội phù hợp khác để hòa nhập cộng đồng. Mặt khác Đề án được thực hiện sẽ là môi trường tốt để gia đình đối tượng gắn kết, chung tay phối hợp cùng thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe tâm trí cho gia đình và cộng đồng, góp phần làm tốt công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, nâng cao chất lượng con người, chất lượng của nguồn nhân lực trong tương lai. Đồng thời là cầu nối hướng tới kết nối và quản lý trao đổi giao lưu hỗ trợ nhau về mặt chuyên môn giữa các cơ sở tư nhân và công lập trên toàn tỉnh mang tính đồng bộ chuyên sâu đáp ứng được chất lương các dịch vụ cung cấp cho đối tượng.

Tài liệu tham khảo:

1. Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rối nhiễu tâm trí trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” được thực hiện bởi Trung tâm Công tác xã hội tỉnh với sự hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (năm 2012).

2. Đề án: Thí điểm mô hình sàng lọc, can thiệp và trị liệu tâm lý đối với trẻ em rối nhiễu tâm trí, tự kỷ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2021 tại Trung tâm Công tác xã hội.

                                                                                                                                                 Hoàng Minh Hoa- Trung tâm CTXH Quảng Ninh

 

Tin liên quan
Bài học từ kinh nghiệm thực tế khi can thiệp cho trẻ Rối nhiễu tâm trí và trẻ tự kỷ tại trung tâm công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh.
Hội thảo khoa học toàn quốc “Phát triển năng lực chuyên môn và đổi mới quản lí trong hoạt động can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ”
Hội thảo chuyên đề “Cung cấp dịch vụ hỗ trợ giảm hại cho người bán dâm” tại cộng đồng
Quảng Ninh có 05 đại biểu tham dự Diễn đàn Trẻ em quốc gia lần thứ 6
Diễn đàn trẻ em quốc gia lần thứ 6/2019 - “Trẻ em với các vấn đề của trẻ em”
Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2019
Tập huấn dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em
JICA và WB cùng hỗ trợ Việt Nam đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho người cao tuổi
Trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi, người khuyết tật: Chính sách đã có, phải thực thi cho nghiêm
Đoàn công tác của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến làm việc tại Trung tâm tác xã hội tỉnh Quảng Ninh.
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website


Bản đồ