Việt Nam lọt “Top” 2 toàn Châu Á về tỷ lệ nữ giới làm lãnh đạo

Với 36% vượt qua Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản, Việt Nam có tỷ lệ phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo trong các doanh nghiệp xếp thứ hai châu Á.


Theo chủ đề khảo sát “Phụ nữ trong kinh doanh” được thực hiện bởi công ty Grant Thornton quốc tế, trong cơ cấu bộ máy tổ chức của các doanh nghiệp trên thế giới luôn có ít nhất một phụ nữ tham gia đội ngũ lãnh đạo đạt mức 87%, tăng 12% so với năm trước.

Tỷ lệ phụ nữ hiện nay đảm nhận các vị trí lãnh đạo cấp cao trên toàn thế giới là 29%. Suốt 15 năm nghiên cứu số liệu này mới tăng 10%, và sự tăng trưởng nhanh mới chỉ diễn ra trong khoảng 12 tháng gần đây. Tại các nước trong khu vực ASEAN, tỷ lệ doanh nghiệp có ít nhất một phụ nữ là quản lý cấp cao chiếm 94% và tỷ lệ nữ đảm nhận các vị trí cấp cao là 28%.

Đặc biệt, khảo sát đã chỉ ra sự vượt trội của phụ nữ châu Á trong việc đảm nhận các vị trí trong ban lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp. Việt Nam có tỷ lệ nữ lãnh đạo cấp cao là 36% chiếm vị trí thứ hai châu Á, chỉ sau Philippines với 37,46%. Tiếp tục theo nghiên cứu này là các nước Singapore (33,04 %), Indonesia (31,85 %), Hàn Quốc (29,89 %), Ấn Độ (28,16 %), các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (24,17 %), Malaysia (22,68 %), Thái Lan (19,39 %) và Nhật Bản (15,43 %).

Cũng theo dữ liệu từ nghiên cứu này, tại Việt Nam, bốn vị trí mà phụ nữ thường chịu trách nhiệm lãnh đạo là giám đốc tài chính (36%), giám đốc điều hành (30%), giám đốc nhân sự và giám đốc marketing (25%).

Theo nhận định của bà Nguyễn Thị Vĩnh Hà, Phó tổng giám đốc khối Dịch vụ Tư vấn công ty Grant Thornton Việt Nam, việc Việt Nam lọt Top 2 toàn châu Á về tỷ lệ nữ giới làm lãnh đạo không phải là một điều gì đó quá bất ngờ, lạ lẫm. Vì theo bà, phụ nữ Việt Nam có vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh tế. Ở Việt Nam có không ít những nữ tướng có tầm ảnh hưởng và khả năng truyền cảm hứng, đặc biệt Việt Nam có đầy triển vọng về một thế hệ nữ tướng mới kế nhiệm. Bà Hà cho rằng, việc tỷ lệ nữ lãnh đạo trong các doanh nghiệp ngày càng tăng là một thông tin rất đáng khích lệ, chúng ta có thể kỳ vọng hơn nữa vào một thế hệ nữ giới mới với đầy năng lượng và tích cực.

Bên cạnh những thành tựu đó, báo cáo cũng chỉ ra những trở ngại đối với các nữ lãnh đạo ở Việt Nam so với mặt bằng chung của thế giới. Đó chính là vấn đề thiếu cơ hội phát triển nghề nghiệp (toàn cầu: 27%, Việt Nam: 40%). Cơ hội xây dựng các mối quan hệ (toàn cầu: 26%, Việt Nam: 35%). Trách nhiệm chăm lo gia đình ngoài công việc (toàn cầu: 25%, Việt Nam: 39%).

Đặc biệt vấn đề "Có thêm thời gian bên cạnh trách nhiệm với công việc chủ chốt" của phụ nữ Việt Nam cũng có tỷ lệ cao, lên đến 35% trong khi toàn cầu là 32%. Đây là những thách thức ngăn cản phụ nữ trau dồi thêm kỹ năng và đạt được thành công trong công việc.

Theo http://www.molisa.gov.vn

 

Tin liên quan
Hội thảo “Công tác thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ và nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán”
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà trao tặng Kỷ niệm chương cho bà Astrid Bant - Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam
Tăng cường quan hệ hợp tác trong lĩnh vực phúc lợi xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
Thí điểm mô hình sàng lọc, can thiệp và trị liệu tâm lý đối với trẻ em rối nhiễu tâm trí, tự kỷ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2021 tại Trung tâm Công tác xã hội
Bài học từ kinh nghiệm thực tế khi can thiệp cho trẻ Rối nhiễu tâm trí và trẻ tự kỷ tại trung tâm công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh.
Hội thảo khoa học toàn quốc “Phát triển năng lực chuyên môn và đổi mới quản lí trong hoạt động can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ”
Hội thảo chuyên đề “Cung cấp dịch vụ hỗ trợ giảm hại cho người bán dâm” tại cộng đồng
Quảng Ninh có 05 đại biểu tham dự Diễn đàn Trẻ em quốc gia lần thứ 6
Diễn đàn trẻ em quốc gia lần thứ 6/2019 - “Trẻ em với các vấn đề của trẻ em”
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ