Tư vấn, nói chuyện chuyên đề nâng cao nhận thức của người dân tại các xã hải đảo, miền núi, biên giới về các dịch vụ công tác xã hội.

Với mục tiêu phát triển Công tác xã hội trở thành một nghề chuyên nghiệp ở Việt Nam, ngày 25/3/2010 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định dành kinh phí 2.347,4 tỉ đồng để thực hiện Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 (Quyết định 32/2010/QĐ-TTg), còn gọi là Đề án 32.


Nghề công tác xã hội có vai trò thúc đẩy thay đổi trong xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người và trao quyền, giải phóng của con người để có cuộc sống hạnh phúc hơn. Bằng việc sử dụng các lý thuyết về hành vi con người và môi trường xã hội, công tác xã hội can thiệp vào những điểm mà con người tương tác với môi trường của họ. Nguyên tắc nhân quyền và công bằng xã hội là nền tảng của công tác xã hội. Sứ mạng của nghề Công tác xã hội là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu những rào cản trong xã hội, sự bất công và bất bình đẳng.

Hiện nay, Công tác xã hội  là một nghề mới ở Việt Nam, do đó hầu như mọi người còn lạ lẫm với tên gọi của nghề. Vì vậy, việc tiếp cận, hiểu và sử dụng các dịch vụ Công tác xã hội đang được cung cấp đối với người dân vẫn còn là vấn đề không phải một sớm một chiều.

Thời gian qua, Trung tâm Công tác xã hội đã chủ động đề ra các mục tiêu và các hoạt động nhằm cụ thể hóa và triển khai tốt các hoạt động của Đề án 32, đặc biệt trong đó là hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về các dịch vụ Công tác xã hội đang được cung cấp trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp cho người dân hiểu, dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội khi có nhu cầu cần sự trợ giúp. Trong năm 2019 (tháng 7,8), Trung tâm Công tác xã hội phối hợp với các địa phương của huyện Đầm Hà và Hải Hà thực hiện hoạt động tư vấn nói chuyện chuyên đề về các dịch vụ Công tác xã hội nhằm nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là người dân ở vùng núi, biên giới, hải đảo.

Nội dung tư vấn, truyền thông chủ yếu xoay quanh các dịch vụ Công tác xã hội hiện có như: Dịch vụ Công tác xã hội với trẻ em, với gia đình, với người khuyết tật, người cao tuổi, với người trẻ tuổi vi phạm pháp luật, với công tác phòng chống tệ nạn xã hội, vấn đề về sức khỏe tâm thần và lĩnh vực xóa đói giảm nghèo…; Qua đó, lồng ghép tuyên truyền về số điện thoại tư vấn miễn phí 18001769.

Ảnh minh họa

Hoạt động này đã góp phần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức cho người dân tại cộng đồng, giúp người dân hiểu rõ hơn về nghề công tác xã hội. Đồng thời, qua đó trực tiếp hướng dẫn cho người dân phương pháp tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội phù hợp theo nhu cầu. Bảo đảm quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng và thụ hưởng các dịch vụ xã hội cho người dân tại cộng đồng.

Hình ảnh tại buổi hội nghị:

Bùi Thị Huyền - Trung tâm CTXH Quảng Ninh

 

Tin liên quan
Tuyên truyền công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm trong cán bộ CCVCLĐ năm 2019
Việt Nam lọt “Top” 2 toàn Châu Á về tỷ lệ nữ giới làm lãnh đạo
Hội thảo “Công tác thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ và nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán”
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà trao tặng Kỷ niệm chương cho bà Astrid Bant - Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam
Tăng cường quan hệ hợp tác trong lĩnh vực phúc lợi xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
Thí điểm mô hình sàng lọc, can thiệp và trị liệu tâm lý đối với trẻ em rối nhiễu tâm trí, tự kỷ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2021 tại Trung tâm Công tác xã hội
Bài học từ kinh nghiệm thực tế khi can thiệp cho trẻ Rối nhiễu tâm trí và trẻ tự kỷ tại trung tâm công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh.
Hội thảo khoa học toàn quốc “Phát triển năng lực chuyên môn và đổi mới quản lí trong hoạt động can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ”
Hội thảo chuyên đề “Cung cấp dịch vụ hỗ trợ giảm hại cho người bán dâm” tại cộng đồng
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ