Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên hệ thống Văn phòng Công tác xã hội các cấp và nhân viên mô hình tâm lý trị liệu về trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần, rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.


Từ ngày 12-14/9, tại Thành phố Hạ Long, Trung tâm Công tác xã hội Quảng Ninh phối hợp với Trường Đại học sư phạm Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho 20 người thuộc đội ngũ cán bộ, nhân viên hệ thống Văn phòng Công tác xã hội các cấp và nhân viên mô hình tâm lý trị liệu về trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần, rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng với chuyên đề “Tổng quan về rối loạn phổ tự kỷ, phương pháp nhận biết, can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ”.

Đ/c Đỗ Anh Hòa - Phó Giám đốc Trung tâm phát biểu khai mạc

Khai mạc lớp tập huấn, đồng chí Đỗ Anh Hòa - Phó Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội cho biết: Năm 2013, Trung tâm Công tác xã hội Quảng Ninh đã thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rối nhiễu tâm trí trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, kết quả cho thấy: Tỷ lệ rối nhiễu tâm trí trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là là 10.0%. Nói cách khác, cứ 10 trẻ thì có 1 trẻ có vấn đề về rối nhiễu tâm trí. Vấn đề rối nhiễu tâm trí ở trẻ em đang là một vấn đề cần được quan tâm bên cạnh sức khỏe thể chất. Nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời thì những trẻ này rất có thể lớn lên lại trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội. Do đó, hoạt động nâng cao kiến thức, trang bị kỹ năng, phương pháp cung cấp dịch vụ Công tác xã hội trong hoạt động chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần, rối nhiễu tâm trí, đặc biệt trong đó là trẻ tự kỷ, rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng là vô cùng cần thiết. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ Công tác xã hội và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Với vai trò là giảng viên, Tiến sĩ Nguyễn Nữ Tâm An - giảng viên trường Đại học sư phạm Hà Nội đã chia sẻ với các học viên về khái niệm tự kỷ, các mức độ chức năng của rối loạn phổ tự kỷ, phân tích sự đa dạng về mức độ và phân loại theo chức năng… Đặc biệt trong đó là hướng dẫn các phương pháp nhận biết và kỹ thuật can thiệp cơ bản đối với trẻ tự kỷ, với nội dung trọng tâm là cách nhận biết và xác định mục tiêu can thiệp. Đây là yếu tố cốt lõi trong hoạt động can thiệp và trị liệu cho trẻ tự kỷ, rối nhiễu tâm trí.

Trong ba ngày tập huấn, các học viên đã đạt được mục tiêu là hiểu đúng về rối loạn phổ tự kỷ, phân tích được các đặc điểm cốt lõi của rối loạn phổ tự kỷ và thực hành vận dụng các phương pháp, chiến lược cơ bản trong can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ.

Đỗ Thị Lệ - Trung tâm CTXH

 

Tin liên quan
Lớp bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng nghề công tác xã hội năm 2019
Tập huấn hệ thống đăng ký và quản lý thông tin người khuyết tật, nạn nhân bom mìn và quản lý thông tin người khuyết tật, nạn nhân bom mìn
Vòng chung kết cuộc thi “Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ” tỉnh Quảng Ninh năm 2019
Tập huấn nâng cao năng lực cho thành viên, Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ người Điếc Quảng Ninh.
Tư vấn, nói chuyện chuyên đề nâng cao nhận thức của người dân tại các xã hải đảo, miền núi, biên giới về các dịch vụ công tác xã hội.
Tuyên truyền công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm trong cán bộ CCVCLĐ năm 2019
Việt Nam lọt “Top” 2 toàn Châu Á về tỷ lệ nữ giới làm lãnh đạo
Hội thảo “Công tác thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ và nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán”
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà trao tặng Kỷ niệm chương cho bà Astrid Bant - Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam
Tăng cường quan hệ hợp tác trong lĩnh vực phúc lợi xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ