Nói “KHÔNG” với định kiến - Nói “CÓ” với bình đẳng giới!

Mỗi năm, hàng nghìn vụ ly hôn trong các gia đình trên cả nước vẫn diễn ra mà nguyên nhân chính là do bạo lực gia đình, trong đó, phần lớn nạn nhân là phụ nữ. Nhiều người vợ vẫn cố gắng nhẫn nhịn khi thường xuyên bị chồng ngược đãi, hành hung mà không rõ nguyên nhân. Thực tế xã hội cho thấy, tại Việt Nam, việc thực hiện bình đẳng giới vẫn còn nhiều rào cản, khó khăn. Trước hết là do thái độ, nhận thức hành vi của một số người còn mang tính định kiến về giới, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” gây áp lực nặng nề cho không ít phụ nữ trong xã hội.


         Tại không ít tổ chức, cơ quan, một số phụ nữ không được đề bạt làm lãnh đạo (ngay cả khi người phụ nữ này có trình độ và kinh nghiệm phù hợp), bởi mọi người vẫn cho rằng, chỉ có nam giới mới nên làm việc "đại sự", phụ nữ thì chỉ nên làm công việc nhẹ nhàng để có thời gian dành cho gia đình. Tư tưởng này không chỉ ở người dân, mà cả trong lãnh đạo, đặc biệt ngay cả trong một bộ phận phụ nữ cũng có định kiến với chính giới mình. Ngoài hiện tượng "níu kéo áo nhau" thấy ở một số phụ nữ, thì vấn đề ở đây vẫn là do định kiến giới, coi nam giới ở vị trí lãnh đạo tốt hơn là phụ nữ. Vì vậy, trong các kỳ bầu cử, những người gạt phụ nữ khỏi danh sách bầu cử có khi không phải là nam, mà lại là nữ. Không ủng hộ phụ nữ làm công tác xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý còn thấp, chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ. Vì những lý do gia đình mà nhiều phụ nữ chấp nhận tụt hậu, hoặc phấn đấu có chừng mực, chỉ ở mức độ hoàn thành công việc. Đó cũng là lý do cùng được đào tạo như nhau mà nam giới phát triển tốt hơn, có vị trí cao hơn, được học hành đào tạo chuyên môn cao hơn.

         Có thể nói, các nguyên nhân của tình trạng bạo lực trên cơ sở giới bắt nguồn từ những định kiến về giá trị, cách suy nghĩ truyền thống của xã hội về ứng xử cũng như vai trò của nam giới và phụ nữ. Những suy nghĩ và định kiến này đang cản trở tiềm năng phát triển của phụ nữ.

         Hiện nay, mặc dù định kiến giới có phần bớt nặng nề hơn song vẫn chưa thoát khỏi những quan niệm đã tồn tại từ thời phong kiến. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, giáo dục về giới và bình đẳng giới chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Nội dung tuyên truyền chưa được truyền tải thường xuyên, sâu rộng, chưa sát với đối tượng. Các cấp, các ngành, đoàn thể chưa có sự quan tâm đúng mức về vấn đề này. Nhận thức của phụ nữ về quyền lợi của mình còn nhiều hạn chế, nhất là phụ nữ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

         Để giải quyết vấn đề này, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã và đang có nhiều nỗ lực để triển khai các giải pháp như: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế; triển khai thí điểm một số mô hình hỗ trợ nạn nhân của bạo lực; tích cực truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về bình đẳng giới, về vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.

         Tại Quảng Ninh, trong những năm vừa qua tỉnh đã có những chủ trương, hoạt động cụ thể trong việc triển khai nhiệm vụ thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ định kiến giới. Trên đà hội nhập và phát triển, với những kết quả đáng ghi nhận trong công tác thúc đẩy bình đẳng giới, Quảng Ninh vinh dự là địa phương được lựa chọn làm địa bàn triển khai Dự án “Xây dựng mô hình phòng, chống bạo lực giới đối với phụ nữ và trẻ em” tại Việt Nam do Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (MOLISA) và Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) đồng tổ chức.

 

 

Ảnh: Đội ngũ nhân viên CTXH tại Ngôi nhà Ánh Dương

         Trên cơ sở nguồn lực sẵn có, kết hợp với các dịch vụ xã hội đang được cung cấp tại Trung tâm Công tác xã hội, tháng 4/2020, “Ngôi nhà Ánh Dương” - địa chỉ cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới được khánh thành tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Cùng với tổng đài tư vấn miễn phí 18001769 - được sử dụng để tiếp nhận thông tin, tư vấn qua điện thoại, dự án sẽ là địa chỉ tin cậy, hỗ trợ cho những nạn nhân bị bạo lực giới nói riêng và lan tỏa tới cộng đồng nói chung, góp phần xóa bỏ bạo lực giới, định kiến giới hiệu quả và bền vững.

Trần Thanh Ngân Hà - Trung tâm CTXH tỉnh Quảng Ninh

 

Tin liên quan
Khi mọi thứ quá mức chịu đựng
Bạo lực đối với phụ nữ - Những con số đáng báo động
Phổ biến Luật Phòng chống tham nhũng 2018 tại Trung tâm Công tác xã hội Quảng Ninh
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh làm việc với đoàn đại biểu tham gia “Hội thảo chia sẻ kết quả và tham vấn ý kiến về Khảo sát đầu kỳ và Chiến lược hỗ trợ lấy đối tượng đích làm trung tâm
Tập huấn cho Hướng dẫn viên nguồn chương trình tư vấn, giáo dục làm cha mẹ về chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời
Một số Mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội do Trung tâm Công tác xã hội thực hiện nhằm hỗ trợ có hiệu quả đối với các đối tượng yếu thế tại cộng đồng
Họp Ban liên lạc hưu trí ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh
Hưởng ứng Tết thiếu nhi cùng Trung tâm Công tác xã hội Quảng Ninh
Hiệu quả trong công tác hỗ trợ dạy nghề và hướng nghiệp cho người Điếc tại Quảng Ninh
NGÔI NHÀ ÁNH DƯƠNG - nơi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thiết yếu cho người bị bạo lực trên cơ sở giới tại Quảng Ninh
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website


Bản đồ