Rối loạn hành vi ở trẻ

Rối loạn hành vi ở trẻ em là nhóm các vấn đề về hành vi và cảm xúc, thường gặp trong suốt quá trình phát triển từ trẻ nhỏ cho đến lứa tuổi thanh thiếu niên và có ảnh hưởng đến sức khoẻ chung cũng như trong học tập và sinh hoạt của trẻ. Theo Sở Y tế Hà Nội, trên cả nước ước chừng 1/5 (khoảng 20%) trẻ em có các rối loạn về sức khoẻ tâm thần và cảm xúc cần được phát hiện và điều trị. Đây là lý do phổ biến nhất mà các bậc phụ huynh thường được yêu cầu đưa con của họ đến khám và điều trị sức khỏe tâm thần.


          Rối loạn hành vi cũng có thể là hậu quả của sách báo, phim ảnh bạo lực, văn hóa phẩm đồi trụy, môi trường học tập thiếu lành mạnh hoặc cha mẹ thường xuyên cãi vã, bạo lực. Trẻ có thể sẽ có hành vi hung hăng, phá hoại. Người lớn và những trẻ em khác có thể sẽ coi những trẻ này là “hư”, là “xấu”, không nghĩ rằng trẻ đang mắc phải một vấn đề liên quan đến rối loạn tâm thần ở trẻ.

         Thời gian trẻ từ khoảng 2-3 tuổi là thời gian mà trẻ gia tăng khả năng vận động và khám phá môi trường. Đây cũng là thời gian mà cha mẹ đặt giới hạn, cấm đoán lên trẻ. Nếu những cuộc đối đầu giữa trẻ và cha mẹ được giải quyết ổn thoả, trẻ sẽ phát triển sang giai đoạn tuổi mẫu giáo có tính xã hội, đó là những trẻ có thể vừa kiểm soát được bản thân vừa có được sự tự lập. Tuy nhiên, cũng có khả năng sự phát triển này trở nên sai lệch đưa đến tâm bệnh lý, đưa đến một điểm cực đoan qua những hành vi thách thức chống đối, phá vỡ mối liên hệ chăm sóc của người lớn, đồng thời bóp nghẹt sự phát triển của chính trẻ.

         Nếu không được điều trị, trẻ sẽ tiếp tục phát triển thêm các vấn đề mới. Trẻ sẽ không thể thích nghi được với những yêu cầu của tuổi trưởng thành, do vậy, gây ra các vấn đề trong các mối quan hệ và công việc. Trẻ cũng sẽ dễ có nguy cơ lạm dụng chất và gặp phải các vấn đề liên quan đến luật pháp. Con bạn thậm chí có thể bị rối loạn nhân cách, ví dụ như rối loạn nhân cách phản xã hội khi đến tuổi trưởng thành. Đó là lý do vì sao việc chẩn đoán và điều trị sớm là vô cùng quan trọng. Trẻ càng nhận được điều trị sớm, triển vọng trong tương lai của trẻ càng tốt đẹp hơn. Học viện tâm thần  trẻ em và vị thành niên Hoa Kỳ  (AACAP) chỉ ra rằng việc dùng thuốc một mình sẽ không đủ để kiểm soát và điều trị rối loạn hành vi mà cần có sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giúp cho rối loạn hành vi ở trẻ đạt kết quả tốt nhất. Để hình thành thái độ và hành vi mới cần rất nhiều thời gian, do vậy, trẻ bị rối loạn hành vi cần được điều trị lâu dài. Thực hiện điều trị sớm có thể làm chậm quá trình tiến triển của các rối loạn hành vi hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của các hành vi tiêu cực. Bởi vậy, việc cung cấp cho giáo viên, cha mẹ, người nuôi dạy trẻ những kiến thức, kỹ năng nhằm đánh giá, nhận biết dấu hiệu rối loạn hành vi ở trẻ từ bậc mầm non để can thiệp sớm là vô cùng cần thiết. 

        Nhận thức được tầm quan trọng về vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung và rối loạn hành vi ở trẻ em nói riêng hiện nay là đặc biệt quan trọng. Hằng năm, Trung tâm Công tác xã hội Quảng Ninh đã triển khai nhiều hoạt động trợ giúp có hiệu quả cho nhóm đối tượng là người tâm thần, trầm cảm, trẻ em rối nhiễu tâm trí, trẻ tự kỷ. Đặc biệt là hoạt động tổ chức tập huấn, hướng dẫn phương pháp đánh giá, nhận biết trẻ rối loạn hành vi để can thiệp sớm cho phụ huynh bậc mầm non với mục tiêu nâng cao nhận thức cho giáo viên, người nuôi dưỡng, phụ huynh bậc mầm non về phương pháp đánh giá, nhận biết trẻ rối loạn hành vi để can thiệp sớm, thiết lập mạng lưới liên kết giữa Trung tâm Công tác xã hội với nhà trường. Đồng thời, lồng ghép truyền thông về dịch vụ tư vấn, sàng lọc, can thiệp và trị liệu tâm lý cho trẻ em rối nhiễu tâm trí, tự kỷ có thu phí của Trung tâm Công tác xã hội đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt ngày 24/12/2018. Từ đó có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời, giảm thiểu các hành vi tiêu cực cho các em học sinh, hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên có thể tháo gỡ khó khăn trong việc giải quyết những vấn đề rối loạn hành vi ở học sinh tại trường học, hỗ trợ trẻ hòa nhập cộng đồng một cách toàn diện và bền vững.

 Ảnh: Một số hình ảnh tại mô hình trị liệu Trung tâm CTXH tỉnh Quảng Ninh 

 

Trần Thanh Ngân Hà - Trung tâm CTXH tỉnh Quảng Ninh

 

Tin liên quan
Nói “KHÔNG” với định kiến - Nói “CÓ” với bình đẳng giới!
Khi mọi thứ quá mức chịu đựng
Bạo lực đối với phụ nữ - Những con số đáng báo động
Phổ biến Luật Phòng chống tham nhũng 2018 tại Trung tâm Công tác xã hội Quảng Ninh
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh làm việc với đoàn đại biểu tham gia “Hội thảo chia sẻ kết quả và tham vấn ý kiến về Khảo sát đầu kỳ và Chiến lược hỗ trợ lấy đối tượng đích làm trung tâm
Tập huấn cho Hướng dẫn viên nguồn chương trình tư vấn, giáo dục làm cha mẹ về chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời
Một số Mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội do Trung tâm Công tác xã hội thực hiện nhằm hỗ trợ có hiệu quả đối với các đối tượng yếu thế tại cộng đồng
Họp Ban liên lạc hưu trí ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh
Hưởng ứng Tết thiếu nhi cùng Trung tâm Công tác xã hội Quảng Ninh
Hiệu quả trong công tác hỗ trợ dạy nghề và hướng nghiệp cho người Điếc tại Quảng Ninh
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website


Bản đồ