Giai đoạn "lột xác" của trẻ (0 - 3 tuổi)

0-3 tuổi - giai đoạn "lột xác" của đứa trẻ.

Khi nói về giai đoạn 0-3 tuổi, tổ chức Nienhuis, một tổ chức giáo dục gần 100 năm tuổi tại Mỹ ví giai đoạn này như là “sự lột xác” của đứa trẻ bởi vì trong khoảng thời gian này đứa trẻ không chỉ có sự thay đổi mạnh mẽ về hình thể mà cả về nhận thức, và khả năng vận động. Nó giống như quá trình biến đổi “lột xác” của loài bướm vậy. Và 1 điều đặc biệt khác nữa đó là chiều cao của trẻ khi 2 tuổi cũng có thể được dùng để ước lượng chiều cao khi trưởng thành của trẻ (chiều cao khi trẻ 2 tuổi vào khoảng 50% chiều cao khi trẻ trưởng thành.

VẬY LÀM SAO ĐỂ TRẺ ĐẠT ĐƯỢC CHIỀU CAO TỐT NHẤT TRONG GIAI ĐOẠN NÀY?

Có 2 nhóm yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng trong giai đoạn này của trẻ, gồm:

1. Nhóm yếu tố gây “lùn”

• Thừa cân béo phì

Một số cha mẹ thường đánh đồng quan điểm to lớn với cao lớn. Họ tự hào: “con em to con nhất lớp. Tuy nhiên, điều này được chứng minh ngược lại đặc biệt với các bé sau 2 tuổi: trẻ càng phát triển chiều ngang (vòng bụng) thì chiều cao trẻ càng giảm khi trưởng thành. Điều này được nhấn mạnh trong báo cáo của TS. Stovitz. Việc nắm giữ quan niệm sai lầm này đã làm nhiều cha mẹ thường ép hay dụ trẻ ăn bằng mọi cách. Nuôi con bằng cách “vỗ béo” chỉ làm bé tăng nguy cơ dậy thì sớm, các bệnh tim mạch và đái tháo đường, chứ không giúp trẻ cao lớn hơn khi trưởng thành. Trẻ dậy thì sớm cũng có chiều cao giảm khi trưởng thành - theo nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Kozieł, Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan.

• Hành vi ăn uống kém lành mạnh

Các thực phẩm giàu chất béo không lành mạnh như chất béo bão hòa hay trans-fat từ thức ăn nhanh, bim bim… hay các thực phẩm giàu đường như nước ngọt, bánh kẹo làm gia tăng nguy cơ thừa cân béo phì ở trẻ, cũng như rối loạn chuyển hóa từ sớm.

• Rối loạn tiêu hóa thường xuyên

Chúng ta thường quan tâm loại thức ăn nào bổ dưỡng, giúp trẻ cao lớn và thông minh, nhưng lại ít biết rằng sức khỏe hệ tiêu hóa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chiều cao và trí tuệ của trẻ . GS. Santosham, ĐH Johns Hopkins, Mỹ từng nhấn mạnh nguy cơ của rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đặc biệt tiêu chảy thường xuyên (2-3 lần/năm) cần được quan tâm vì điều này có thể gây giảm 8 cm chiều cao và 10 chỉ số IQ ở độ tuổi 7-9 tuổi. Điều này có thể hiểu rằng: việc tổn thương hệ tiêu hóa thường xuyên có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ tối ưu các chất dinh dưỡng quan trọng trong độ tuổi phát triển nhanh của trẻ 0-3 tuổi. Tuy nhiên, một điều đáng mừng là việc can thiệp sớm của cha mẹ nhằm giúp hạn chế các rối loạn tiêu hóa ở trẻ thì vẫn có thể giúp trẻ bắt nhịp tăng trưởng được, nhưng phải sớm trước 6 tuổi. Đây là một số nguyên nhân thường gặp, cha mẹ có thể tham khảo để hạn chế rối loạn tiêu hóa ở trẻ:

Hạn chế thay đổi 2-3 sữa liên tục trong 3 tuần cho trẻ dưới 1 tuổi vì hệ tiêu hóa của trẻ đang hoàn thiện, việc thay đổi sữa liên tục có thể làm trẻ chưa thích nghi với thành phần dinh dưỡng của sữa mới.

 Thực phẩm bị nhiễm khuẩn do vệ sinh tay không được sạch sẽ.

 Giới thiệu thức ăn không phù hợp độ tuổi hoặc kết hợp thực phẩm không đúng. Một số thực phẩm không thích hợp cho trẻ dùng trước 1 tuổi như mật ong và sữa tươi.

 Sự nhiễm chéo khi bảo quản thực phẩm không đúng cách hoặc nhiệt độ bảo quản không phù hợp.

 

2. Nhóm yếu tố kích thích:

• Vận động và vui chơi lành mạnh

Khi trẻ chưa biết đi, cha mẹ nên ít bế bồng trẻ để trẻ có không gian phát triển kĩ năng bò trườn, giữ thăng bằng và đi lại. Khi trẻ biết đi, cha mẹ nên tăng cường các hoạt động chơi trò chơi, đi dạo, vui chơi ngoài trời khi có thể, ít nhất 15-20 phút/ngày để hệ cơ vận động của trẻ được phát triển tốt.

• Vui vẻ

Theo một báo cáo nghiên cứu của nhóm TS. Scott Montgomery, Bệnh viện Hoàng gia London, Anh nhận thấy những đứa trẻ thường xuyên sống trong môi trường căng thẳng có ít hormone tăng trưởng hơn và phát triển chậm hơn các trẻ khác. Hãy luôn tạo bầu không khí thoải mái và vui vẻ trong gia đình, điều này không chỉ giúp gắn kết tình cảm mà còn giúp trẻ phát triển tốt hơn.

• Dinh dưỡng cân bằng, đa dạng

Ở giai đoạn nhỏ, trẻ nên được ưu tiên bú sữa mẹ. Khi được 6 tháng tuổi trẻ nên bắt đầu ăn dặm, chế độ ăn của trẻ cần đa dạng các loại thực phẩm, giúp trẻ xây dựng chế độ ăn đa dạng rau củ quả để lấy đủ vitamin A, C, nhóm B, kẽm… Trẻ cũng nên được giới thiệu nguồn chất đạm đa dạng. Cụ thể, mỗi tuần nên có 2 ngày thịt bò/heo/gà; 2-3 ngày khác là cá/hải sản; 1-2 ngày là từ đậu các loại/đậu hủ. Để giúp trẻ nhận đầy đủ đa dạng các axit amin thiết yếu cho cơ thể. Song song đó, ưu tiên lựa chọn các thực phẩm giàu canxi như trứng, tôm, cua, cá, hải sản, rau xanh, nước cam, đậu phụ, sữa, sữa chua, phô mai…nên phân bổ đều trong các bữa ăn hằng tuần của trẻ khi trẻ bắt đầu ăn được đa dạng và vận động bò trườn nhiều.

Vitamin D có vai trò quan trọng trong hấp thu canxi, việc thiếu hụt vitamin D có thể làm trẻ thấp còi. Hơn nữa, nguồn vitamin D từ thực phẩm thường khá hạn chế, do đó trẻ nên được bổ sung vitamin D 400 IU/ngày. Nhiều báo cáo gần đây cho thấy vitamin K2 cũng có vai trò trong việc giúp hấp thụ canxi, thúc đẩy quá trình tạo xương. Có 2 dạng vitamin K2 thường gặp là dạng MK7 và MK4. Trong đó, dạng MK7 cho thấy có hoạt tính sinh học cao hơn. Bình thường, trên thị trường chúng ta thường nghe nhắc đến VitaMK7. Thật ra VitaMK7 là dạng MK7 được ứng dụng khá rộng rãi vì có độ tinh thiết cao (khoảng 97.8% theo TS. Orlando, ĐH Marche, Ý) Chính vì những ưu điểm này mà dạng Vita MK7 cũng thường được kết hợp trong những sản phẩm vitamin D bổ sung cho trẻ.

Nguồn – Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ

 

 

Tin liên quan
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website


Bản đồ