Trả lời: Tâm trí là cụm từ chỉ những hoạt động tinh thần của não bộ, được đánh giá qua: Trạng thái diễn biến tức thời biểu hiện ra bên ngoài bằng: hành động, ứng xử, thần sắc, trạng thái cảm xúc, sự tập trung; Trạng thái diễn biến lâu dài, bên trong: ý chí, niềm tin, sự đam mê, tình yêu.
Tâm trí của mỗi người chúng ta luôn vận động khi thức, và nhìn chung tâm trí nghỉ ngơi khi ngủ. Biểu hiện hoạt động của tâm trí ra bên ngoài cũng luôn diễn biến khác nhau tùy thời gian hoàn cảnh, và do vậy, tạo nên sự sống động trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Nhìn chung, với một hoàn cảnh cụ thể, phần lớn mọi người có diễn biến tâm trí (cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ, hành động) nằm trong một khung giới hạn nhất định. Trong giới hạn đó, ta gọi “sức khỏe tâm thần” ở trạng thái khỏe mạnh, bình thường.
Sức khỏe tâm thần bình thường, hay khỏe mạnh, không đo bằng chỉ số sinh học (như huyết áp, cân nặng, chiều cao… như trong sức khỏe thể chất) mà được đánh giá bằng sự nhìn nhận vào trạng thái suy nghĩ, ứng xử, cảm xúc, hành vi… của đối tượng trước tình huống cụ thể, xét với khoảng dao động chung của mọi người khi vào cùng tình huống đó như:
- Sụt giảm sinh lực, khí lực, niềm tin
- Bất an, lo nghĩ không đâu
- Cảm xúc bất thường, lệch lạc
- Hành vi bất thường
- Mất cân bằng trong xử lý tình huống, quan hệ xã hội sụt giảm…
Các chứng năng sống như ăn, ngủ, hoạt động thể lực, hoạt động tình dục…bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau.
Biểu hiện liệt kê trên nếu chỉ diễn ra đơn lẻ, trong một khoảng thời gian ngắn (trong ngày, vài ngày, hoặc một tuần trở lại), chưa phải là RNTT, mà được xem là “bất thường”. Khi những “bất thường này” nhiều lên, có mối liên hệ với nhau, và diễn ra trong một thời gian dài, không quay về bình thường được cho dù đối tượng nhận thức thấy tính nghiêm trọng của vấn đề và có chủ ý điều chỉnh. Khoảng thời gian để xét các diến biến bất thường nêu trên lặp đi lặp lại tạo nên tình trạng RNTT.