Bởi lẽ những việc này trẻ đương nhiên phải biết để giúp đỡ bố mẹ,chứ không phải là một hình phạt khi trẻ mắc lỗi.
3. Dành thời gian cho con
Để có thể hiểu tâm lý và giảm sự ngang ngạnh của trẻ,bạn cũng cần dành nhiều thời gian cho con. Bạn không cần phải “kè kè” theo trẻ từng phút một để thể hiện sự quan tâm.
Điều cha mẹ có thể làm là cùng chơi với con,cùng con làm việc nhà hay cùng làm bài tập với con. Sự liên kết giữa bạn với bé ở ngay trong những hoạt động hàng ngày đơn giản nhưng vô cùng gần gũi.
4. Khen thưởng
Đối lập với các hình phạt là khen thưởng. Ngoài việc tìm cách phạt con,bạn cũng còn phải tìm những biện pháp khen ngợi hành động tốt của con.
Bạn đừng tiếc lời khen nếu trẻ làm tốt việc gì đó. Sự khen ngợi sẽ giúp trẻ thêm động lực và bớt đi sự bướng bỉnh của mình.
5. Lời khuyên cho bố mẹ
- Trẻ bướng cũng một phần là do bố mẹ,do trẻ học được từ bố mẹ,vì vậy bố mẹ cần phải để ý hành vi của mình đối với con và những người xung quanh.
- Bình tĩnh,không la mắng khi trẻ lên cơn bướng bỉnh. Khi con cáu kỉnh,bố mẹ không nên to tiếng lại,mà nên làm dịu sự cáu gắt của trẻ bằng những lời nhẹ nhàng nhất có thể.
La mắng trong lúc con đang cáu kỉnh sẽ là một thất bại nặng nề,vì lúc đó trẻ không những không hiểu được những việc gì nên làm mà lại càng bị phân tâm bởi những lời mắng mỏ của bố mẹ.
- Khi trẻ bình tĩnh trở lại,cha mẹ cần dùng những lời lẽ tâm sự để khuyên nhủ,dạy dỗ con. Những lúc tĩnh tâm,bao giờ trẻ cũng nhanh tiếp thu điều người lớn nói.
Theo TTVN