Cơ quan chủ quản: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh

TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH

CÔNG TÁC XÃ HỘI GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI       (1) HOTLINE 18001769 TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/7       (2) CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN, KHÁM SÀNG LỌC VÀ TRỊ LIỆU CHO TRẺ EM TỰ KỶ, RỐI NHIỄU TÂM TRÍ       (3) HỖ TRỢ KHẨN CẤP CHO PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM BỊ BẠO HÀNH       (4) HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG LÀ NẠN NHÂN CỦA MUA BÁN NGƯỜI       (5) TRANG BỊ KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ EM      
Tai nạn ở người già

Tai nạn ở người già

Ngày 12-04-2024 Lượt xem 105

Các yếu tố làm người già dễ bị tai nạn là xương loãng, dễ gãy, chân yếu, mắt kém và các bệnh ly tuổi già.

Các yếu tố làm người già dễ bị tai nạn là xương loãng, dễ gãy, chân yếu, mắt kém và các bệnh ly tuổi già.

Nguyên nhân

1. Tai nạn do môi trường: Người già có thể bị té ở ngoài đường hoặc trong nhà do đường sá trơn trợt vì nước đọng, vỉa hè không bằng phẳng. Trong nhà những chỗ có thể bị tai nạn là cầu thang, các bậc tam cấp... ánh sáng thiếu cũng góp phần gây tai nạn, nhất là ở sàn nước, nhà vệ sinh. Té ngã cũng có thể xảy ra trong lúc với tay hoặc trèo lên ghế để lấy đồ đạc trên cao...

2. Tai nạn do bệnh ly : ở người già các bệnh ly sau đây dễ dẫn đến tai nạn:

+ Chóng mặt là chứng thường thấy ở người già. Chóng mặt có thể đơn thuần hoặc do sử dụng thuốc hạ huyết áp quá liều hoặc huyết áp tụt quá nhanh do tác dụng của thuốc điều trị. Khi bị té do chóng mặt hoặc có kèm theo bất tỉnh thoáng qua, hoặc cơn đột quỵ do thiếu máu cơ tim phải đi khám bệnh để tìm nguyên nhân bệnh ly .

+ Tác dụng phụ của thuốc ngủ, các bệnh tim mạch, các bệnh về khớp xương, bệnh Parkinson làm run tay chân là những nguy cơ rình rập người già.

Phòng tránh

+ Tập thể dục để duy trì sức mạnh của hai chân, nhờ đó giữ được thăng bằng và tự tin khi đi lại. Người có cân nặng vừa phải, gọn gàng, ít có nguy cơ té ngã hơn người nặng nề.

+ Trong nhà có thể gắn thêm những vật dụng phù hợp với sinh hoạt của người già: Ðặt các tấm lót bằng nhựa nhám hoặc thảm ở vùng trơn trợt như sàn tắm, nhà vệ sinh. Gắn thêm các tay vịn ở nhà tắm, ở lối đi có độ cao thấp như cầu thang, thềm nhà, bậc tam cấp...

+ Bố trí đủ đèn sáng, các công tắc điện, điện thoại sao cho các cụ dễ với tới khi muốn sử dụng. Ðặc biệt những người thường ở nhà một mình nên gắn thêm điện thoại, chuông báo ở nơi thấp để khi bị té có thể liên lạc với người thân hoặc hàng xóm.

+ Loại bỏ chướng ngại vật nơi thường đi lại. Nếu cảm thấy đôi chân không vững hoặc chóng mặt nên đi tiểu đêm tại chỗ bằng bô và không được leo trèo trên ghế để làm lụng, lấy đồ vật.

+ Lúc chỉ có một mình, khi té phải nằm im khoảng 30 phút để cho hết đau, khỏe lại rồi mới tìm cách ngồi dậy, đứng lên vì các cố gắng của cơ bắp có thể làm gãy xương vốn đã bị xốp.

 http://ykhoa.net

wiget Chat Zalo
Messenger Chat