Cơ quan chủ quản: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh

TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH

CÔNG TÁC XÃ HỘI GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI       (1) HOTLINE 18001769 TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/7       (2) CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN, KHÁM SÀNG LỌC VÀ TRỊ LIỆU CHO TRẺ EM TỰ KỶ, RỐI NHIỄU TÂM TRÍ       (3) HỖ TRỢ KHẨN CẤP CHO PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM BỊ BẠO HÀNH       (4) HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG LÀ NẠN NHÂN CỦA MUA BÁN NGƯỜI       (5) TRANG BỊ KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ EM      
Trẻ chậm phát triển và những vấn đề cần quan tâm

Trẻ chậm phát triển và những vấn đề cần quan tâm

Ngày 07-06-2024 Lượt xem 188

Trẻ chậm phát triển và những vấn đề cần quan tâm.

Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có sự phát triển tâm sinh lý khác nhau. Với trẻ chậm phát triển thường có những dấu hiệu chậm hơn so với trẻ cùng lứa tuổi. Vấn đề chậm phát triển của trẻ thường được đánh giá về mặt cảm xúc, thể chất hoặc tinh thần, thuộc các lĩnh vực khác nhau: Chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển vận động, chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc ... Cho dù chậm phát triển ở bất cứ lĩnh vực nào cũng rất cần sự tác động can thiệp hỗ trợ kịp thời để cải thiện vấn đề và phát triển cho trẻ.

Việc phát hiện trẻ có bị chậm hay không bước đầu phụ thuộc rất nhiều vào sự quan sát, cảm nhận của cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Đặc biệt nó còn có ý nghĩa vô cùng to lớn khi vấn đề chậm của con được phát hiện trong giai đoạn tuổi vàng. Khi phát hiện sự phát triển của trẻ có những dấu hiệu khác với sự phát triển của các bạn cùng trang lứa, dù dấu hiệu rất nhỏ, gia đình cũng cần đưa con đến gặp các nhà chuyên môn để được chẩn đoán, đánh giá, được nghe tư vấn và tìm hiểu phương pháp can thiệp, hỗ trợ cho trẻ.

Muốn phát hiện kịp thời, cha/mẹ, người nuôi dưỡng, thầy cô giáo cần nắm được các triệu chứng có thể phát hiện được ngay khi trẻ ra đời hoặc trong khoảng 30 tháng đầu.

* Những bất thường trong giai đoạn từ 0 đến 6 tháng tuổi:

+ Thiếu những cử chỉ trao đổi vui mừng với mẹ;

+ Không tỏ thái độ thích thú, quan tâm khi có người chăm sóc;

+ Thái độ lạnh lùng, lãnh đạm, bình lặng đối với lời nói và khuôn mặt của người mẹ và người thân;

+ Có dấu hiệu né tránh, ngoảnh mặt đi nơi khác khi mẹ ở tư thế đối diện với bé;

+ Lặng im cả ngày, ít cử động;

+Khi thì quá ngoan, khi thì quá phá phách;

+ Trương lực cơ quá cứng hoặc quá mềm;

+ Rối loạn giấc ngủ;

+ Thiếu phản xạ bú, mút;

+ Không phát âm bi bô;

+ Không có nụ cười xã hội ở khoảng 4 đến 6 tháng tuổi,…

* Trẻ từ 6 tháng tuổi đến một năm:

+ Trẻ không có những cử chỉ vui mừng và thích thú khi có mẹ hay người thân ở gần;

+ Các cử chỉ, điệu bộ không phù hợp với tình huống giao tiếp;

+ Thái độ lãnh đạm với âm thanh hoặc những kích thích từ môi trường;

+ Nhìn chằm chằm như bị hút vào những vật thể quay tròn, nhìn các ngón tay ve vẩy;

+ Không quan tâm đến đồ chơi nhưng lại chú tâm đặc biệt vào những vật thể lạ như khe hở, hạt bụi, lỗ rách;

+ Không có biểu hiện lo sợ, khóc khi đối diện với người lạ;

+ Không phản ứng khi nghe gọi tên.

 * Trẻ từ 2 đến 3 tuổi:

Trẻ chỉ về hướng đồ vật

+ Trẻ không đưa ngón tay chỉ trỏ đồ vật mà mình mong muốn. Đồng thời trẻ không nhìn vào mẹ, để hướng mắt mẹ nhìn theo ngón tay của mình, từ vị trí đang đứng trong hiện tại, đến cầm tay mẹ, kéo mẹ đi đến tận nơi của đồ vật mà mình thích có trong tay, ví dụ như trò chơi, của ăn, mở cửa đi ra ngoài.

          + Trẻ không có khả năng đứng tại chỗ nhìn theo hướng mà mẹ đang đưa ngón tay chỉ cho mình, mà chỉ nhìn đăm đăm vào mặt mẹ.

          + Không biết chơi trò chơi giả bộ hay là trò chơi hình tượng.

          + Rối loạn hay thoái lùi về ngôn ngữ

Như vậy, trong giai đoạn sớm của tuổi đời, sự phát triển tâm sinh lý của trẻ đã có những dấu hiệu bất thường liên quan tới giao tiếp, tiếp xúc với mẹ và người thân. Nếu cha/mẹ, người chăm sóc có sự quan sát, chú ý sẽ phát hiện ra những dấu hiệu này. Khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của trẻ, cha/mẹ, người chăm sóc trẻ nên đưa trẻ đến các cơ quan chuyên môn để được chẩn đoán, đánh giá về sự phát triển của trẻ, từ đó nhà chuyên môn sẽ tư vấn về phương pháp, hỗ trợ xây dựng kế hoạch can thiệp phù hợp, kịp thời cho gia đình trẻ.

Một trong những địa chỉ đáng tin cậy đối với gia đình để đưa trẻ đến chẩn đoán, đánh giá khi phát hiện con có những dấu hiệu bất thường là Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh. Hiện tại Trung tâm đang thực hiện sàng lọc, đánh giá, tư vấn và can thiệp tâm lý trị liệu miễn phí cho trẻ. Nếu gia đình có nhu cầu có thể liên hệ theo số tổng đài tư vấn miễn phí 18001769 để đăng ký lịch đánh giá, sàng lọc. Địa chỉ của Trung tâm: Số 35A Điện Biên Phủ, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quản Ninh.

Hương Thảo - Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh

wiget Chat Zalo
Messenger Chat