Cơ quan chủ quản: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh

TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH

CÔNG TÁC XÃ HỘI GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI       (1) HOTLINE 18001769 TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/7       (2) CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN, KHÁM SÀNG LỌC VÀ TRỊ LIỆU CHO TRẺ EM TỰ KỶ, RỐI NHIỄU TÂM TRÍ       (3) HỖ TRỢ KHẨN CẤP CHO PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM BỊ BẠO HÀNH       (4) HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG LÀ NẠN NHÂN CỦA MUA BÁN NGƯỜI       (5) TRANG BỊ KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ EM      
 Tiến bộ của trẻ trong quá trình can thiệp, trị liệu

Tiến bộ của trẻ trong quá trình can thiệp, trị liệu

Ngày 04-11-2024 Lượt xem 55

Tiến bộ của trẻ trong quá trình can thiệp, trị liệu đối với trẻ tự kỷ, rối nhiễu tâm trí (RNTT) tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh

Can thiệp, trị liệu sớm là chương trình giáo dục dành cho trẻ có nhu cầu đặc biệt. Điển hình là các trẻ gặp các khuyết tật, rối loạn phát triển như trẻ tự kỷ, trẻ chậm nói, trẻ tăng động giảm chú ý, chậm phát triển ngôn ngữ và trí tuệ. Can thiệp sớm cho trẻ nên diễn ra càng sớm càng tốt sau khi xác định được nhu cầu của trẻ. Can thiệp sớm trong 5 năm đầu nhằm kích thích và huy động tối đa sự phát triển của trẻ, làm giảm nhẹ hay khắc phục những khuyết tật của trẻ. Đây chính là sự chuẩn bị quan trọng cho việc học và tiếp tục học lên lớp mẫu giáo sau này của trẻ, đồng thời can thiệp sớm cũng là tiền đề để trẻ có thể hòa nhập tại các trường phổ thông, trở lại cuộc sống bình thường như các trẻ đồng trang lứa khác.

Việc không được phát hiện và can thiệp sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ ở nhiều lĩnh vực, như: Ngôn ngữ: Trẻ RNTT có thể bị chậm phát triển ngôn ngữ hoặc không có khả năng ngôn ngữ. Trẻ có thể bị chậm nói, nói lắp, không bắt chước âm thanh của người lớn, …Nhận thức, tập trung: Mất tập trung giảm chú ý là một trong những biểu hiện thường gặp ở trẻ. Trẻ cũng gặp khó trong việc thay đổi, sắp xếp, ghi nhớ, quản lý thời gian …Giao tiếp, xã hội: Trẻ không biết cách diễn đạt cảm xúc, mong muốn của mình và cũng không thấu hiểu cảm xúc, mong muốn của người khác. Trẻ RNTT không muốn tương tác với mọi người xung quanh, không biết sử dụng ánh mắt và cử chỉ để bộc lộ mong muốn và khó thích nghi với nhiều tình huống xã hội khác nhau. Hành vi, cảm xúc: Trẻ RNTT có thể có những hành vi lặp đi lặp lại, bất thường như đi nhón chân, tự làm đau bản thật, quay tròn người, thường nếm, ngửi đồ vật, …Ngay cả với những trẻ được phát hiện sớm, can thiệp sớm mà tình trạng rối loạn khá nặng thì cũng chỉ có thể cải thiện phần nào, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực của giáo viên và sự cộng tác tích cực của gia đình. Các chỉ số phát triển của trẻ được đánh giá dựa trên nhiều lĩnh vực khác nhau, có trẻ nổi trội mặt phát triển về vận động tinh, vận động thô nhưng lại thiếu hụt về sự phát triển ngôn ngữ hay có trường hợp trẻ phát triển rất tốt về ngôn ngữ nhưng vận động, kỹ năng xã hội, phối hợp tay mắt lại rất kém....

Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh (Trung tâm) đã và đang thực hiện hoạt động đánh giá, sàng lọc và can thiệp sớm cho trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ, RNTT, chậm phát triển từ năm 2013 cho đến nay. Ban đầu một số phụ huynh còn đôi chút đắn đo khi cho con đến can thiệp sớm, nhưng sau một thời gian nhận thấy sự tiến bộ cũng như thay đổi của con trong cuộc sống hàng ngày một số phụ huynh đã có những trải lòng với cô giáo về hành trình theo con và giáo dục con.

Trường hợp cháu M.Q (3 tuổi), khi gia đình đưa trẻ đến đánh giá sàng lọc tại Trung tâm con chỉ ở ngưỡng phát triển của trẻ 2 tuổi, các lĩnh vực ngôn ngữ, phối hợp tay mắt, bắt chước hay nhận thức thể hiện của con đều chậm so với tuổi. Sau một thời gian tham gia trị liệu tại Trung tâm, mẹ M.Q có chia sẻ: “Bé Q khi được đánh giá và kết luận chậm phát triển, ngôn ngữ kém, chỉ nói được câu 2,3 từ. Nhưng trong giai đoạn gần đây, con bước đầu nói được một số câu dài hơn, biết kể lại sự việc bằng những câu đơn giản, nhiều khi còn biết cãi lại và phản ứng lại bằng những hành động như làm nũng mẹ khi bị mắng, con tò mò nhiều hơn, biết thể hiện cảm xúc của mình nhiều hơn.”

Một trường hợp khác (cháu N.T, 4 tuổi), khá điển hình của trẻ RNTT, trẻ có các biểu hiện nhại lời, nói linh tinh, sợ sệt khi ở môi trường lạ, vận động cũng như giác quan chậm hơn rất nhiều so với tuổi (tuổi phát triển ở ngưỡng 2,5 tuổi). Sau khi can thiệp, trị liệu khoảng 3 tháng tại Trung tâm, mẹ N.T chia sẻ rằng: “ Con ngoan hơn, trưởng thành hơn, tự tin hơn, không còn cảm giác lo lắng sợ sệt khi đến môi trường mới, cử chỉ của con linh hoạt hơn trước nhiều, giảm hẳn việc vừa nói vừa khóc..”.

Tuy rằng những tiến bộ của trẻ, tự kỷ, RNTT, chậm phát triển chỉ ở một mức nhất định nhưng cũng đem lại niềm vui rất lớn, giúp gia đình trẻ phần nào giảm bớt gánh nặng trong việc tạo cơ hội để con hòa nhập cộng đồng.  

Việc can thiệp cho trẻ tự kỷ, RNTT, chậm phát triển không chỉ tập trung vào luyện tập, giáo dục cho trẻ các kỹ năng ngôn ngữ, nhận thức, tư duy, giao tiếp, xã hội và kỹ năng tự phục vụ bản thân. Mà trong quá trình trị liệu cho trẻ cần áp dụng đa dạng các phương pháp khác nhau như: Ứng dụng phân tích hành vi, liệu pháp ngôn ngữ, trị liệu về vận động, trị liệu kỹ năng xã hội, vật lý trị liệu, liệu pháp trò chơi, trị liệu hành vi, các liệu pháp phát triển, các liệu pháp dựa và trực quan, những liệu pháp y sinh học...điều này sẽ góp phần tạo nên sự thay đổi rõ rệt ở trẻ tự kỷ, RNTT, chậm phát triển.

Bên cạnh đó, gia đình đóng vai trò rất quan trọng, việc trẻ tự kỷ, RNTT, chậm phát triển có tiến bộ, phần lớn phụ thuộc vào cách chăm sóc của gia đình. Trong điều trị can thiệp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ, gia đình đóng vai trò rất quan trọng, việc trẻ tự kỷ có tiến bộ hay không ến khám muộn khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn

Một số hình ảnh tại Mô hình trị liệu của Trung tâm:

 

Nguyễn Hồng Giang - Trung tâm CTXH Quảng Ninh

wiget Chat Zalo
Messenger Chat