Cơ quan chủ quản: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh

TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH

CÔNG TÁC XÃ HỘI GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI       (1) HOTLINE 18001769 TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/7       (2) CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN, KHÁM SÀNG LỌC VÀ TRỊ LIỆU CHO TRẺ EM TỰ KỶ, RỐI NHIỄU TÂM TRÍ       (3) HỖ TRỢ KHẨN CẤP CHO PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM BỊ BẠO HÀNH       (4) HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG LÀ NẠN NHÂN CỦA MUA BÁN NGƯỜI       (5) TRANG BỊ KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ EM      
Những điều lưu ý khi trẻ sốt

Những điều lưu ý khi trẻ sốt

Ngày 12-04-2024 Lượt xem 39

Trẻ bị sốt là khi nhiệt độ hậu môn trực tràng của chỉ bằng hoặc trên 38 độ C. Trẻ dễ bị sốt do sức đề kháng kém nên dễ nhiễm khuẩn gây bệnh. Khi đã bị nhiễm khuẩn gây bệnh, cơ thể sẽ tự động sản sinh tế bào kháng thể, nâng nhiệt độ cơ thể lên để đề kháng với vi khuẩn này, vì thế nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao.

Phần lớn trẻ bị sốt là do cảm cúm gây ra, nhưng cũng có thể đi kèm một số bệnh khác như: viêm phổi, bệnh chân tay miệng, viêm đường tiểu, viêm đường ruột. Trẻ sốt thường có một số biểu hiện sau đây:

Sợ lạnh: đây thường là biểu hiện đầu tiên khi trẻ bị sốt, lúc này da có thể trắng xanh, khô không đổ mồ hôi, người đau nhức, mệt mỏi.

Phát sốt: nhiệt độ cơ thể tăng cao, lúc này da chuyển đỏ và nóng, hơi thở gấp, tim đập nhanh, đầu đau, chóng mặt, chán ăn, toàn thân mệt mỏi.

Đổ mồ hôi: khi trẻ nhiễm khuẩn gây bệnh nhiệt độ cơ thể tự động tăng cao để bảo vệ đến khi ổn định thì cơ thể không tiết ra kháng thể nữa, lúc này để giảm nhiệt độ, loại bỏ nhiệt lượng, cơ thể sẽ đổ mồ hôi, da ẩm.

Thường thì trẻ sốt sẽ có những biểu hiện như trên, nhưng không nhất định như vậy, có khi trẻ chuyển sang giai đoạn sốt ngay, cũng có trẻ không có giai đoạn đổ mồ hôi, vì thế cha mẹ nên tùy vào tình hình của mỗi trẻ để có biện pháp điều trị kịp thời.

Vậy cha mẹ phát hiện trẻ bị sốt thế nào?

Cha mẹ nên sờ vào lòng bàn tay và gáy của con, hoặc đưa trán mình chạm nhẹ vào trán con nếu thấy nóng hơn trán mình nghĩa là trẻ đã sốt.

Nếu thấy mặt trẻ chuyển đỏ, môi khô, quấy khóc hoặc không muốn ăn thì rất có thể trẻ đã sốt. Đồng thời để ý thấy lượng nước tiểu của trẻ ít hơn bình thường, nước tiểu vàng đậm thì cũng có thể là nhiệt độ cơ thể đang tăng cao.

Đo bằng nhiệt kế là chính xác nhất, thường sử dụng loại nhiệt kế hậu môn hoặc nhiệt kế kẹp nách, nhiệt độ đo được mà cao hơn mức bình thường là có thể trẻ đã bị sốt.

Những điều cần chú ý khi trẻ bị sốt

- Cha mẹ nên cởi bớt áo, không ủ ấm quá trẻ đổ nhiều mồ hôi sẽ càng mệt mỏi.

- Không nên dùng nước đá lạnh để lau máu hạ sốt cho trẻ.

- Giữ không khí trong phòng thoáng đãng, thỉnh thoảng mở cửa thông gió, không để nhiệt độ trong phòng quá cao.

- Ăn uống cho trẻ phải thanh đạm, dễ tiêu như cháo dinh dưỡng hoặc canh trứng gà, ăn nhiều rau và hoa quả, đặc biệt là những loại hoa quả tươi có chứa nhiều vitamin C.

- Không giật tóc, vỗ vào người trẻ khi trẻ đang bị co giật, càng khiến trẻ bị kích thích, co giật nhiều hơn.

- Đối với việc dùng thuốc nên chú ý cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

 

wiget Chat Zalo
Messenger Chat