Cơ quan chủ quản: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh

TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH

CÔNG TÁC XÃ HỘI GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI       (1) HOTLINE 18001769 TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/7       (2) CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN, KHÁM SÀNG LỌC VÀ TRỊ LIỆU CHO TRẺ EM TỰ KỶ, RỐI NHIỄU TÂM TRÍ       (3) HỖ TRỢ KHẨN CẤP CHO PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM BỊ BẠO HÀNH       (4) HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG LÀ NẠN NHÂN CỦA MUA BÁN NGƯỜI       (5) TRANG BỊ KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ EM      
Động kinh ở người lớn tuổi, những điều cần biết

Động kinh ở người lớn tuổi, những điều cần biết

Ngày 12-04-2024 Lượt xem 94

Động kinh ảnh hưởng khoảng 1% dân số những người lớn tuổi. Như thế, số người bệnh sẽ ngày càng tăng khi tuổi thọ con người tăng cao và dân số ngày một già đi

Nhiều người lớn tuổi bị động kinh (ĐK) cũng có những bệnh lý khác đi kèm như bệnh thoái hóa về thần kinh, bệnh mạch máu não hay ung thư. Các thuốc chống ĐK ảnh hưởng đến chức năng nhận thức cũng như gây ra các biến chứng thường gặp ở người lớn tuổi. Các cơn ĐK gây ra chấn thương cơ thể, làm mất sự tự tin và làm giảm sự độc lập của bệnh nhân, do vậy người lớn tuổi thường phải được nhập viện hay săn sóc ở những trung tâm đặc biệt. Tỉ lệ tử vong ở người lớn tuổi bị ĐK cũng cao. Để điều trị tối ưu ĐK ở người lớn tuổi, cần phải xác định nguyên nhân, chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả và điều trị nâng đỡ.

Bệnh mạch máu não, nguyên nhân hàng đầu

Đa số cơn ĐK mới xảy ra ở người lớn tuổi là cơn ĐK cục bộ, có thể có hay không có toàn thể hóa thứ phát. Khoảng 10%-13% bệnh nhân khởi bệnh bằng chứng ĐK co cứng-co giật toàn thể. Cơn ĐK ở người lớn tuổi thường là cơn triệu chứng cấp xảy ra trong một tuần sau một nguyên nhân cấp hay các triệu chứng xa, mặc dù một số trường hợp có thể có những nguyên nhân gây ra 2 trường hợp trên. Bệnh mạch máu não chiếm khoảng 44% các trường hợp và là nguyên nhân hàng đầu gây ĐK ở người lớn tuổi. Những nguyên nhân tiếp theo là sa sút trí tuệ (9%-17%), u não (8%-45%), chấn thương đầu (2%-21%) và rượu hay thuốc lá (10%).

Chẩn đoán

Chẩn đoán ĐK có thể gặp khó khăn, vì thế một số bệnh nhân bị ĐK nhiều năm mà không được chẩn đoán chính xác.

Điều trị

Thuốc chống ĐK vẫn là phương thức điều trị chính. Trên 70% người lớn tuổi không còn cơn ĐK khi được dùng thuốc chống ĐK.

Đặc điểm dược lý học của thuốc chống ĐK ở người lớn tuổi khác biệt hẳn so với thuốc chống ĐK ở người trẻ tuổi; trong khi đó bệnh nhân lớn tuổi thường uống nhiều thứ thuốc khác, vì thế tương tác thuốc dễ xảy ra. Thuốc chống ĐK lý tưởng ở người lớn tuổi là thuốc được hấp thu đầy đủ và sự đào thải không bị ảnh hưởng bởi suy thận. Thuốc cũng không gây ra ức chế men gan, tương tác với các thuốc khác, dẫn đến tác dụng phụ về thần kinh và các tác dụng phụ khác như loãng xương. Hình thức của viên thuốc nên dễ nhìn, dễ nhận biết và dễ nuốt. Carbamazepine (Tegretol) và phenytoin (Dihydan) khó dùng ở người lớn tuổi do tương tác với thuốc khác. Phenytoin thường được dùng chỉ một lần trong ngày nhưng khi dùng ở liều cao sẽ gây độc thần kinh. Sodium valproate (Depakine) là thuốc có phổ tác dụng rộng đối với các loại cơn ĐK và thường dung nạp tốt ở người lớn tuổi. Phenobarbital (Gardenal) thường gây buồn ngủ và ảnh hưởng đến hành vi ở nhóm bệnh nhân thuộc lứa tuổi cao. Các thuốc chống ĐK mới như lamotrigine, gabapentin (Neurontine) và oxcarbazepine (Trileptal) thường ít được dùng ở người lớn tuổi mặc dù chúng ít tác dụng phụ và ít tương tác thuốc hơn các thuốc cũ. Do vậy việc chọn lựa thuốc chống ĐK nên tùy thuộc vào loại cơn ĐK, các thuốc khác được dùng cùng lúc và bệnh lý đi kèm khác.

Mục đích của việc săn sóc ĐK ở người lớn tuổi là kiểm soát hoàn toàn các cơn ĐK nhưng tránh được tối đa tác dụng phụ do thuốc gây ra đồng thời mang lại chất lượng sống tốt hơn cho bệnh nhân.

ThS-BS LÊ VĂN TUẤN (Bộ môn Thần kinh Đại học Y Dược TPHCM

 

wiget Chat Zalo
Messenger Chat