Thực trạng và hướng đi cho trẻ tự kỷ tại Quảng Ninh

Tự kỷ là một loại khuyết tật do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động não bộ. Hiện nay Tự kỷ được coi là căn bệnh của thời đại, số lượng trẻ Tự kỷ tăng lên nhanh chóng ở tất cả các quốc gia trên thế giới.


Thực tế hội chứng tự kỷ đang có chiều hướng gia tăng một cách đáng báo động. Theo thống kê trên thế giới vào những năm 1980 tỉ lệ trẻ tự kỷ là 3 - 4/10.000 trẻ, vào năm 1990 là 10 - 20/10.000 trẻ, vào năm 2001 là 62,6/10.000 trẻ và đến năm 2011 đã lên tới 3130/10.000 trẻ (theo số liệu cập nhật ngày 30/3/2012) trên các mạng thông tin của CDC  (Trung tâm phòng chống dịch bệnh của Mỹ). Trung bình cứ 1000 trẻ sinh ra thì sẽ có 2 đến 5 trẻ bị tự kỷ. Mỗi năm có 1/68 trẻ em tại Mỹ bị chẩn đoán mắc hội chứng tự kỷ. Tất cả trẻ em không phân biệt dân tộc và tầng lớp xã hội đều có thể mắc tự kỷ. Trẻ em trai mắc tự kỷ cao 5 lần so với trẻ em gái.

Việt Nam chưa có nghiên cứu chính thức nào về tỷ lệ trẻ tự kỷ trên toàn quốc. Theo nghiên cứu mô hình tàn tật ở trẻ em của Khoa phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2000 - 2007 cho thấy số trẻ tự kỷ đến điều trị năm 2007 tăng gấp 33 lần so với năm 2000 và xu thế mắc tự kỷ tăng nhanh từ 122% đến 268% trong giai đoạn 2004 - 2007 so với năm 2000. Số liệu khám và can thiệp tại khoa tâm bệnh tại bệnh viện nhi Trung Ương:Năm 2008: có 450 trẻ;.Năm 2012: số trẻ được can thiệp 454.Trong 6 tháng đầu năm 2013: có 214 trẻ trong đó 30% là trẻ tự kỷ điển hình.Tuổi đến khám ngày càng sớm, chủ yếu là 2-3 tuổicon số bệnh nhân tự kỷ tăng lên hàng năm tại bệnh viện Nhi Trung ương, cụ thể 405 ca (2007); 963 ca (2008); 1752 ca (2009); 6658 ca (2011) [4]

Từ số liệu trên chúng ta thấy được tỉ lệ trẻ tự kỷ đang gia tăng. Những năm gần đây đã có công trình nghiên cứu luận án tiến sĩ về tự kỷ ở trẻ. Công trình thứ nhất của tác giả Ngô Xuân Điệp: “Nghiên cứu nhận thức của trẻ tự kỷ tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Công trình thứ hai của tác giả Nguyễn Minh Đức: “Những khoảnh khắc lóe sáng trong tương tác mẹ con của trẻ có nét tự kỷ ở Việt Nam” đã góp phần rất lớn về mặt lý luận cũng như đề xuất các phương pháp trị liệu đối với các trẻ tự kỷ tại nước ta. Luận án đã được ứng dụng vào các trường chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Đối với trẻ tự kỷ tâm lí phụ huynh phó mặc cho số phận hoặc chấp nhận để con ở nhà, nhiều trường hợp rất đáng thương cha mẹ “nhốt con” trong phòng vì trẻ có nhiều hành vi ảnh hưởng đến người khác. Các trung tâm can thiệp không nhận trẻ lớn, các trẻ đi học không học được vì lớn và không theo được chương trình học đường. Ngược lại có trẻ nhận thức ổn hơn biết tự phục vụ các hoạt động sinh hoạt bản thân tuy nhiên không tham gia các hoạt động lao động để kiếm sống. Thực tế không có trung tâm dạy nghề nào dành riêng cho các trẻ, các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh còn né tránh. Đây là một gánh nặng đối với gia đình có con bị tự kỷ, các ban ngành cộng đồng đang trăn trở để có thể từng bước hỗ trợ trẻ về: chính sách,cơ chế để đảm bảo quyền lợi các trẻ một cách tốt nhất.

Tỉnh Quảng Ninh chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về đề tài trẻ tự kỷ, hệ thống dịch vụ xã hội và hệ thống dịch vụ công tác xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Thực tế số trẻ em đến khám và điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi, bệnh viện Bảo vệ chăm sóc sức khỏe tâm thần tỉnh tương đối đông. Tỉnh chưa có trung tâm chuyên trách cũng như việc thiết lập hành lang pháp lý cụ thể giữa ngành Y tế, giáo dục và Lao động thương binh và Xã hội về vấn đề trẻ tự kỷ. Các dịch vụ công tác xã hội cho nhóm đối tượng này chưa mang tính chuyên nghiệp. Tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh quảng Ninh triển khai mô hình “Trị liệu tâm lý cho trẻ rối nhiễu” chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ. Nhiều phụ huynh phải bỏ việc thậm chí bán nhà để chữa cho con, tìm đến cơ sở tư nhân, bệnh viện trong và ngoài nước để chờ mong hi vọng có cơ hội đánh giá, trị liệu hiệu quả. Số đông phụ huynh đặc biệt là phụ huynh có con lớn tuổi và vùng sâu vùng xa thì gần như phó mặc cho số phận. Bởi tự kỷ không thể chữa dứt điểm cần trị liệu trong thời gian dài và liên tục nên gây rất nhiều khó khăn về thời gian và kinh tế.

 

Theo công văn số 1741/LĐTBXH-BVCSTE ngày 20/7/2018 của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội V/v xây dựng Đề án thí điểm thu phí hoạt động can thiệp trị liệu tâm lý cho trẻ em rối nhiễu tâm trí, tự kỷ và người trầm cảm trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ hội, tiền đề giúp gia đình và bản thân trẻ tự kỷ vơi bớt đi gánh nặng, nỗi lo về tinh thần lẫn kinh tế khi muốn con có cơ hội được can thiệp trị liệu.  Đáp ứng một phần nào nhu cầu trị liệu can thiệp đồng thời đẩy mạnh phong trào truyền thông thay đổi nhận thức cộng đồng cùng chung tay trợ giúp trẻ tự kỷ có một tương lai tốt hơn. Là cơ sở pháp lý để phát triển các dịch vụ xã hội nói chung và dịch vụ công tác xã hội nói riêng mang tính hiệu quả chuyên nghiệp. Góp phần nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ xã hội, hỗ trợ được nhiều hơn cho các đối tượng có nhu cầu, hướng đến xây dựng và đảm bảo  hệ thống an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh ngày càng toàn diện.

Nguyễn Xuân Huy (Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh)

Tin liên quan
Tập huấn nghiệp vụ cho công chức, viên chức Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các đơn vị thuộc Bộ LĐ - TBXH
Thể lệ cuộc thi Viết về bình đẳng giới năm 2018
Nâng cao chất lượng truyền thông trong quá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về công tác xã hội
Tọa đàm về “Bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái: khoảng trống pháp luật và dịch vụ hỗ trợ”
Chia sẻ kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông và trao đổi cơ chế phối hợp thực hiện dự án xây dựng mô hình hỗ trợ phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2020
Tập huấn cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho người dân tại huyện Vân Đồn, Cô Tô và Ba Chẽ
Tập huấn nâng cao năng lực cho người nghi tham gia hoạt động bán dâm tại cộng đồng
Hội thảo tham vấn nghiên cứu đánh giá ban đầu gói dịch vụ thiết yếu cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực ở Việt Nam
Một số khó khăn trong công tác kết nối học nghề qua đợt khảo sát nhu cầu học nghề của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (HCĐBKK) tại 03 huyện: Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà.
Dự án phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái sẽ được triển khai tại Quảng Ninh vào Quý IV/2018 do Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) hỗ trợ
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ