Câu hỏi: Sự phát triển tâm lýtrẻ từ 4 đến 5 tuổi

Trả lời:
 
1. Sự phát triển của trẻ từ 4 đến 5 tuổi
- Trẻ biết phân biệt thiện ác: Trẻ bắt đầu biết tưởng tượng, chúng thích được nghe người lớn nói chuyện và trẻ có thể phân biệt được thiện, ác trong câu chuyện mà người lớn kể.
- Trẻ có nhu cầu chơi trong nhóm bạn: Ở độ tuổi này trẻ luôn mong muốn có nhiều người bạn cùng chơi. Trẻ biết mở rộng mối quan hệ của mình. Biết tuân thủ luật chơi và biết chia sẻ với những người bạn cùng chơi những gì trẻ có. Trẻ thích tham gia với nhóm hơn là chỉ chơi với một người và thích bắt chước các trò chơi của người lớn.
- Tâm tư tình cảm của trẻ được bộc lộ ra ngoài: Tâm tư tình cảm của trẻ đều biểu hiện trên khuôn mặt, dễ xúc động, dễ khóc, dễ cười, tuy nhiên những cảm xúc đó cũng nhanh chóng qua đi.
- Tính tình của trẻ lúc này tương đối ổn định, nên dễ dạy bảo: Đời sống tính cảm của trẻ ở lứa tuổi này phong phú và sâu sắc hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước. Trẻ trải nghiệm nhiều trạng thái cảm xúc, tình cảm, hướng tình cảm của mình đến nhiều đối tượng khác nhau.  Trẻ luôn thèm khát sự yêu thương, trìu mến của cha mẹ, dễ tủi thân nếu không được quan tâm. Trẻ cũng bộc lộ tình cảm của mình mạnh mẽ và rõ ràng hơn đối với mọi người, luôn tỏ ra thông cảm, an ủi người khác.
- Trẻ xuất hiện ‎ thực về nhận biết giới tính: Đối với bé gái chúng ý ‎ thức được mình là con gái và sau này sẽ trở thành một người như mẹ. Từ đó, trẻ lấy hình tượng của người mẹ để làm mẫu chỉ dẫn cho mình. Bé trai cũng ý ‎ thức được rằng mình là con trai và sau này lớn lên sẽ trở thành một người như cha. Vì thế những việc làm, cử chỉ hay hành động của cha đều tác động đến trẻ.
2. Kỹ năng giúp kích thích sự phát triển cho trẻ từ 4 đến 5 tuổi
- Tạo cho trẻ cơ hội tìm hiểu về thế giới xung quanh. Nên hướng dẫn trẻ chơi, để trẻ động não suy nghĩ trong khi chơi để trẻ độc lập giải quyết vấn đề.
- Khích lệ trẻ tìm tòi khám phá thế giới xung quanh về kích cỡ, hình dáng, màu sắc, cứng và mềm, nóng và lạnh…
- Tạo ra một số cảnh, một số tình huống để khích lệ trẻ suy nghĩ đến tình tiết và kết cục khác nhau của câu chuyện, sau đó cho trẻ tự kể lại theo suy nghĩ của mình. Hoặc trên nền một câu chuyện có sẵn, nhưng hỏi trẻ: theo con thì câu chuyện có thể kết thúc như thế nào?
- Không làm thay trẻ mà chỉ hướng dẫn trẻ tự giải quyết.
- Rèn luyện khả năng phân tích và tổng hợp cho trẻ từ trò chơi.
- Hướng dẫn trẻ phát hiện những điểm khác nhau trong sự vật gần giống nhau và những điểm giống nhau trong các sự vật khác nhau, nhằm rèn luyện tư duy so sánh.
- Bồi dưỡng khả năng tư duy phân loại theo tính chất, công dụng của sự vật và sắp xếp chúng theo từng loại.
- Rèn luyện khả năng tư duy hình tượng thông qua kể chuyện, vẽ tranh, hướng dẫn trẻ làm thủ công.
- Giúp trẻ phát triển khả năng khôn ngữ. Dùng cách đơn giản để nói về những đồ vật và quan hệ giữa chúng, mở rộng phạm vi nhận thức cho trẻ, tập cho trẻ trả lời các câu hỏi.
- Dạy trẻ cách biểu lộ và kiềm chế cảm xúc, cách cư xử bằng những ví dụ cụ thể.
- Tạo một môi trường tốt, những người bạn tốt, một thế giới bình yên và tốt lành thì trẻ cũng có những cảm xúc tốt đẹp hơn.
 

Tin liên quan
Câu hỏi: Sự phát triển tâm lý trẻ từ 5 đến 6 tuổi?
Câu hỏi: Cha mẹ cần làm gì khi có con bị rối nhiễu tâm trí?
Câu hỏi: Các địa chỉ liên quan đến hoạt động can thiệp, hỗ trợ trẻ em rối nhiễu tâm trí.
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ