Câu hỏi: Sự phát triển tâm lý của trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi

Trả lời:
1.1. Sự phát triển của trẻ 12 đến 18 tháng tuổi
Bạn khoe khắp bà con hàng xóm là cháu đã biết “bái bai”. Gặp ai cũng bảo bé “chào đi con”! Và bé nhanh nhẹn chào, ạ, bái bai, làm xấu, mi gió… Ai cũng khen bé giỏi, thông minh, biết làm nhiều thứ, còn bạn thì cảm thấy hạnh phúc vô cùng.
Đôi khi bạn còn thấy bé tò mò nhìn hình nó trong gương, nói chuyện rồi toét miệng cười, rồi đưa tay xuỵt xuỵt như bảo phải im lặng…
Những trò chơi của bé cũng nhiều hơn. Bé vận động nhiều hơn, điều khiển tay chân hoàn hảo hơn.
Dưới đây là sự phát triển của trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi:
13 tháng tuổi:
- Kỹ năng cơ bản: Thể hiện ở hầu hết trẻ em
+ Sử dụng một vài từ đơn giản (Ví dụ: “Chào” và “bái bai”).
+ Cúi xuống nhặt một vật nào đó
+ Có thể tự đứng một mình.
- Kỹ năng nổi bật: Thể hiện ở một nửa số trẻ em
+ Thích thú khi thấy mình trong gương.
+ Có thể uống nước bằng ly.
+ Chơi “trốn tìm” bằng cách che mặt lại.
- Kỹ năng đặc biệt: Thể hiện ở một số ít trẻ em
+ Dùng từ ngữ và cử chỉ để biểu lộ những điều chúng muốn.
+ Cố gắng nhấc những vật nặng so với mình.
Chơi lăn bóng trên bàn.
14 tháng tuổi:
- Kỹ năng cơ bản: Thể hiện ở hầu hết trẻ em
+ Mút tay.
+ Đổ mọi thứ trong thùng ra.
+ Bắt trước người khác.
- Kỹ năng nổi bật: Thể hiện ở một nửa số trẻ em
+ Biết đi chập chững.
+ Tự bày đồ chơi.
+ Nhận biết những bộ phận cơ thể đơn giản.
- Kỹ năng đặc biệt: Thể hiện ở một số ít trẻ em
+ Sử dụng thìa và ly.
+ Lựa chọn nắp phù hợp cho đồ vật (ví dụ: ấm và xoong nồi).
+ Vừa đi vừa kéo theo xe đồ chơi.
15 tháng tuổi:
- Kỹ năng cơ bản: Thể hiện ở hầu hết trẻ em
+ Chơi bóng
+ Vốn từ tăng lên từ khoảng 5 từ.
+ Đi thụt lùi.
- Kỹ năng nổi bật: Thể hiện ở một nửa số trẻ em
+ Có thể vẽ một đường thẳng.
+ Biết chạy.
+ Nói “không” bất cứ lúc nào như một thói quen.
- Kỹ năng đặc biệt: Thể hiện ở một số ít trẻ em
+ Đi lên cầu thang.
+ “Giúp đỡ” những việc nhỏ trong nhà.
+ Để tay lên miệng và suỵt như người lớn: “xì xì…”.
16 tháng tuổi:
- Kỹ năng cơ bản: Thể hiện ở hầu hết trẻ em
+ Lật các trang sách.
+ Tỏ ra giận dữ khi không vừa ‎.
+ Thích chơi những đồ vật mềm.
- Kỹ năng nổi bật: Thể hiện ở một nửa số trẻ em
+ Thích trèo leo.
+ Xếp chồng 3 khối lên nhau.
+ Học cách sử dụng những đồ vật thông thường (ví dụ: điện thoại).
- Kỹ năng đặc biệt: Thể hiện ở một số ít trẻ em
+ Cố gắng tự mình cởi quần áo.
+ Biết đòi ăn những thức ăn khác.
+ Ngủ ít hơn.
17 tháng tuổi:
- Kỹ năng cơ bản: Thể hiện ở hầu hết trẻ em
+ Thường dùng một số từ quen thuộc.
+ Thích giả vờ.
+ Thích lái xe, cưỡi ngựa đồ chơi.
- Kỹ năng nổi bật: Thể hiện ở một nửa số trẻ em
+ Biết nghe và làm theo các lời chỉ dẫn (ví dụ: “ngồi xuống”).
+ Chăm sóc búp bê.
+ Nói rõ ràng hơn.
- Kỹ năng đặc biệt: Thể hiện ở một số ít trẻ em
+ Nhún nhảy theo nhạc.
+ Biết phân biệt màu sắc, hình dạng, kích thước của đồ chơi.
+ Biết đá bóng.
18 tháng tuổi:
- Kỹ năng cơ bản: Thể hiện ở hầu hết trẻ em
+ Tự “đọc” bìa sách.
+ Biết đạp khi được đặt trên xe ba bánh của trẻ con.
+ Biết vẽ nghuệch ngoạc.
- Kỹ năng nổi bật: Thể hiện ở một nửa số trẻ em
+ Biết nói thành câu.
+ Tự chải răng (với sự giúp đỡ của người lớn).
+ Xếp những khối lập phương thành hình tháp.
- Kỹ năng đặc biệt: Thể hiện ở một số ít trẻ em
+Biết ném bóng.
+Tháo và ráp đồ chơi.
+ Biết gọi người lớn khi muốn đi vệ sinh.
1.2. Sự phát triển của trẻ từ 19 đến 24 tháng tuổi
Các bé phát triển bình thường đã sử dụng được thìa, bát, ly, nói những tiếng đơn giản. Nếu nghe nhạc, nhất là nhạc của các chương trình quảng cáo, bé thường nhún nhảy theo. Thời gian này, nếu được chơi những trò bắt chước người lớn như chăm sóc búp bê, làm chú công an…thì trí tuệ của bé sẽ phát triển rất tốt. Nên khuyến khích và cùng bé chơi những trò này.
Những bé phát triển nhanh rất thích đi xuống đi lên cầu thang, phải trông chừng kẻo chúng bị ngã. Bạn muốn cháu phát âm tốt, không bị ngọng thì bây giờ, bạn hãy thường xuyên nói chuyện với con dù nó chưa đáp lại được như bình thường.
Dưới đây là sự phát triển của trẻ từ 19 đến 24 tháng tuổi:
19 tháng tuổi:
- Kỹ năng cơ bản: Thể hiện ở hầu hết trẻ em
+ Biết sử dụng thìa, bát, ly.
+ Biết chạy.
+ Biết ném bóng một cách vụng về.
- Kỹ năng nổi bật: Thể hiện ở một nửa số trẻ em
+ Người lớn có thể hiểu một nửa những lời chúng nói.
+ Nhận thức được sai và đúng những điều đơn giản (ví dụ: gọi chó là mèo).
- Kỹ năng đặc biệt: Thể hiện ở một số ít trẻ em
+ Rửa tay, lau tay, đánh răng (có trợ giúp).
+ Có thể chỉ đúng tranh minh họa đồ vật.
+ Biết gọi khi cần đi vệ sinh.
20 tháng tuổi:
- Kỹ năng cơ bản: Thể hiện ở hầu hết trẻ em
+ Giả vờ chăm sóc búp bê như mẹ vẫn làm với trẻ.
+ Biết tự cởi quần áo (có sự giúp đỡ).
+ Bắt chước người lớn quăng đồ đạc.
- Kỹ năng nổi bật: Thể hiện ở một nửa số trẻ em
+ Tiếp thu khoảng 10 từ một ngày hay nhiều hơn.
+ Có thể lên cầu thang (nhưng có thể không xuống được).
+ Tìm ra những đồ vật bị dấu.
- Kỹ năng đặc biệt: Thể hiện ở một số ít trẻ em
+ Bắt đầu tò mò về bộ phận sinh dục.
+ Vẽ đường thẳng hơn.
+ Gọi tên một số bộ phận cơ thể.
21 tháng tuổi:
- Kỹ năng cơ bản: Thể hiện ở hầu hết trẻ em
+ Có thể đi lên bậc thềm.
+ Thích giúp đỡ bố mẹ những việc nhỏ.
+ Hành động có mục đích đơn giản (ví dụ: quyết định đặt một món đồ chơi ở một nơi nhất định).
- Kỹ năng nổi bật: Thể hiện ở một nửa số trẻ em
+ Có thể ném bóng cao hơn
+ Có thể đá bóng.
+ Có thể xây tháp hình khối.
- Kỹ năng đặc biệt: Thể hiện ở một số ít trẻ em
+ Gọi đúng tên đồ vật trong tranh.
+ Biết nói những câu ngắn (ví dụ: “con đi”).
+ Có thể đi xuống cầu thang.
22 tháng tuổi:
- Kỹ năng cơ bản: Thể hiện ở hầu hết trẻ em
+ Đá bóng theo hướng nhất định.
+ Có thể thực hiện hai yêu cầu liên tiếp (ví dụ: lấy búp bê và mang lại đây)
+ Biết chước cách cư xử của người lớn.
- Kỹ năng nổi bật: Thể hiện ở một nửa số trẻ em
+ Biết vẽ một đường thẳng thực sự.
+ Có thể xác định một số bộ phận của cơ thể.
- Kỹ năng đặc biệt: Thể hiện ở một số ít trẻ em
+ Có thể mặc quần áo.
+ Biết đi ngủ đúng giờ.
+ Hiểu được những từ trái nghĩa (ví dụ: cao và thấp).
23 tháng tuổi:
- Kỹ năng cơ bản: Thể hiện ở hầu hết trẻ em
+ Có thể xây tháp hình khối.
+ Có thể gọi tên những hình đơn giản trong sách.
+ Có thể sử dụng 50 từ đơn.
- Kỹ năng nổi bật: Thể hiện ở một nửa số trẻ em
+ Có thể nói câu gồm hai hay ba từ.
+ Biết hát một vài câu với âm điệu đơn giản.
+ Thích chơi với các bạn cùng lứa.
- Kỹ năng đặc biệt: Thể hiện ở một số ít trẻ em
+ Có thể đi xuống cầu thang.
+ Biết nói về mình (những điều thích và không thích).
+ Biết hỏi “tại sao?”
24 tháng tuổi:
- Kỹ năng cơ bản: Thể hiện ở hầu hết trẻ em
+ Có thể gọi tên ít nhất 6 bộ phận trên người con búp bê.
+ Bé nói ra 10 tiếng thì 5 tiếng đã có nghĩa.
+ Có thể nói những câu ngắn.
- Kỹ năng nổi bật: Thể hiện ở một nửa số trẻ em
+ Bắt đầu nói về mình.
+ Có thể sắp xếp đồ chơi theo từng loại.
+ Có thể đi xuống cầu thang.
- Kỹ năng đặc biệt: Thể hiện ở một số ít trẻ em
+ Hiểu về khái niệm cộng, trừ.
+ Bé biết mình là con trai hay con gái, có khuynh hướng thích chơi với bạn khác giới.
+ Thích nhảy theo nhạc.
1.3. Kỹ năng giúp kích thích sự phát triển cho trẻ từ 12 đến 24 tháng
- Động viên trẻ chơi những đồ chơi khối và mềm. Giúp trẻ phối hợp tay - mắt, kỹ năng vận động tinh, cảm giác có năng lực.
- Xây dựng lòng tin cho trẻ. Trẻ cần được biết người thân luôn ở bên trẻ.
Cung cấp môi trường kích thích, an toàn để trẻ khám phá thế giới xung quanh.
- Trao cảm giác yêu thương bằng sự chăm sóc, vỗ về, ôm hôn, những lời yêu thương của người mẹ.
- Nói chuyện, hát khi chơi hoặc chăm sóc trẻ. Cho trẻ nghe nhạc êm dịu.
- Nghe trẻ nói. Trả lời các thắc mắc của trẻ.
- Nuôi dưỡng tính tự lập của trẻ: tôn trọng nhu cầu muốn tự lập của trẻ, ủng hộ khao khát học tập của trẻ.
Tránh gây cho trẻ những căng thẳng hoặc chấn thương về thể chất và tâm lý.
- Đọc truyện cho trẻ hàng ngày. Chọn sách khuyến khích trẻ sờ và chỉ vào đồ vật. Đọc thơ.
- Giải thích sự an toàn với những từ đơn giản.
- Giúp trẻ sử dụng những từ để mô tả cảm xúc và biểu lộ tình cảm (hạnh phúc, vui mừng, giận dữ, sợ hãi).
- Khi trẻ ăn vạ, có thể dạy trẻ những bài học rất quan trọng như cách kiềm chế, giải quyết bực tức, cách thể hiện tâm trạng theo cách tích cực. Những bài học ban đầu về giải quyết xung đột là một phần trong nấc thang phát triển của trẻ - dạy trẻ kỹ năng sống.
 

Tin liên quan
Câu hỏi: Sự phát triển tâm lý trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi?
Câu hỏi: Sự phát triển tâ, lý trẻ từ 3 đến 4 tuổi?
Câu hỏi: Sự phát triển tâm lýtrẻ từ 4 đến 5 tuổi
Câu hỏi: Sự phát triển tâm lý trẻ từ 5 đến 6 tuổi?
Câu hỏi: Cha mẹ cần làm gì khi có con bị rối nhiễu tâm trí?
Câu hỏi: Các địa chỉ liên quan đến hoạt động can thiệp, hỗ trợ trẻ em rối nhiễu tâm trí.
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ