Dạy con sống có trách nhiệm

 
Dạy cho trẻ trách nhiệm nghĩa là bạn đang uốn nắn trẻ trở thành một người tốt hơn. Trẻ em có trách nhiệm dường như luôn thành công trong cuộc sống. Bạn đã bao giờ nhận thấy điều hữu ích này?

Đừng đợi đến khi con lớn mới dạy con có trách nhiệm trong suy nghĩ và hành động của mình. Bởi dưới đây là những lý do bạn nên làm điều ấy sớm hơn.

 

1. Những lợi ích khi biết sống có trách nhiệm

 

- Một đứa trẻ có trách nhiệm cao đồng thời cũng sẽ có điểm số ở lớp tốt hơn bởi đứa trẻ ấy biết tự giác, có tinh thần trách nhiệm trong việc học, làm bài tập chăm chỉ.

 

- Những đứa trẻ có trách nhiệm sẽ ít gặp tai nạn. Trong khi đó, những trẻ không biết chịu trách nhiệm cho việc của mình dễ xem thường tính mạng của bản thân và của người khác.

 

- Trẻ có trách nhiệm sẽ biết cách xử lý vấn đề tiền bạc tốt hơn đồng thời tránh được những sai lầm liên quan đến tiền bạc khi lớn lên. Trách nhiệm cũng đề cao tinh thần tự lập, giúp trẻ không không ý lại vào người khác; trẻ có trách nhiệm sẽ có tính minh bạch và sòng phẳng.

 

Trẻ có trách nhiệm sẽ luôn tự giác và có kỹ năng xử lý tình huống tốt.

 

- Trẻ có trách nhiệm thường biết suy nghĩ kỹ trước khi hành động. Trước mọi vấn đề, trẻ có trách nhiệm sẽ biết nối kết hậu quả với việc nên phòng tránh ra sao.

 

2. Cha mẹ phải bắt đầu như thế nào?

 

Dạy con có trách nhiệm tức là cho trẻ hiểu mọi việc trẻ làm đều ảnh hưởng tới người khác. Một đứa trẻ có trách nhiệm với gia đình, xã hội sẽ không làm bất cứ điều gì ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh. Bên cạnh đó, khi nhận nhiệm vụ gì, trẻ cần có trách nhiệm hoàn thành nó hết sức mình.

 

Bắt đầu từ những nhiệm vụ đơn giản

 

Bé sẽ không thể hoàn thành những nhiệm vụ quá khó. Bạn hãy bắt đầu từ những nhiệm vụ đơn giản: Bé có thể ném rác vào thùng rác, cho mèo ăn hoặc tưới cây. Nhiệm vụ bao gồm nhiều bước nhỏ phù hợp với các bé. Bạn nên nói c

 

Bé sẽ nản lòng khi bạn yêu cầu bé dọn dẹp phòng (bởi vì có hàng tá công việc trong khi thu dọn phòng). Thay vì vậy, bạn hãy yêu cầu bé "Con hãy đặt giầy của con lên giá." Bạn sẽ ngạc nhiên bởi vì bé hãnh diện và độc lập hơn rất nhiều khi bé hoàn thành những việc đơn giản.

 

Nêu gương và hướng dẫn

 

Cách tốt nhất và có lẽ cũng là cách khó khăn nhất để bé thấm nhuần khái niệm về tinh thần trách nhiệm là hãy nêu gương và có trách nhiệm với chính những việc làm của bạn.  Hãy đặt chìa khoá xe đúng chỗ thay vì để chúng lên bàn ăn hoặc xếp gọn gàng tạp chí của bạn trên giá thay vì vứt lung tung trên ghế.

 

Ngoài ra, bạn có thể khuyến khích con qua việc hướng dẫn cách hoàn thành các nhiệm vụ đơn giản của bé như cất những đôi tất và những chiếc quần chíp vào ngăn quần áo của bé. Hãy hỏi xem bé có muốn giúp bạn làm việc này không? Nếu bạn mất quá nhiều thời gian để dạy bé thực hiện một nhiệm vụ thì nhiệm vụ đó quá phức tạp đối với bé.

 

Tham gia vào những công việc trong gia đình

sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm ở  trẻ.

 

Thiết lập các công việc thường lệ

 

Con bạn sẽ học hỏi tinh thần trách nhiệm dễ dàng hơn nếu bạn sớm sắp đặt các công việc hàng ngày. Hãy để bé biết rằng bé luôn phải đặt bát của bé vào chậu rửa sau bữa sáng, phải dọn dẹp đồ chơi mỗi khi chơi xong... Thói quen này sẽ giúp bé nhận thấy rằng các công việc vặt là một phần trong cuộc sống hàng ngày.

 

Dạy con dám đối mặt

 

Sống có trách nhiệm cũng có nghĩa là biết nhận trách nhiệm trước mọi việc. Con bạn cần phải biết rằng việc gì chúng làm cũng đều có hậu quả. Nếu chúng làm điều gì không tốt thì bạn cần phải làm gì đó để dạy chúng biết sống có trách nhiệm hơn trong tương lai.

 

Khi con bạn làm điều gì sai, chúng cần phải hiểu là chúng nên xin lỗi. Một lời xin lỗi trực diện sẽ khiến con bạn có trách nhiệm hơn trước mỗi hành vi sai của mình và cũng dạy cho trẻ biết đồng cảm với những người bị tổn thương bởi hành động đó. Cha mẹ cũng cần cho con thấy rằng họ tự hào mỗi khi con cư xử đúng.

 

"Dám đối mặt"  nghĩa là con đã dám chịu trách nhiệm

với những việc làm của mình.

 

Khuyến khích trẻ kịp thời

 

Ủng hộ tích cực những hành vi tốt của trẻ sẽ giúp con bạn hiểu rằng những cố gắng của bé quan trọng và bạn đánh giá cao sự cố gắng ấy. Bạn khen ngợi bé: "Con cho thức ăn của con Minu vào đúng chỗ rồi đấy" hơn là chỉ khen bé "Thật tuyệt!" Khi đánh giá, bạn phải chỉ ra chính xác những cố gắng của bé, có như vậy bé sẽ biết điều gì bé đã làm đúng và làm đúng tới mức nào.

 

Khi con bạn đã hiểu rằng chúng cần phải sống có trách nhiệm thì cũng là lúc chúng có lòng tự trọng lớn hơn và tự tin hơn khi thử nghiệm những điều mới. Một đứa trẻ có trách nhiệm rồi đây sẽ trở thành một người lớn có trách nhiệm và thế giới của chúng ta luôn cần những người như vậy.

                                                                                                                              Theo eva.vn


Tin liên quan
Dạy con biết yêu thương từ bé
Dạy con yêu thiên nhiên
Giúp con sống nhân ái hơn
Giúp bé hứng thú với việc ăn uống
Hướng dẫn cách dỗ con nín khóc
Vì sao trẻ dễ mắc các bệnh lây nhiễm, cách phòng chống như thế nào?
Thóp trẻ thở “phập phồng” có nguy hại?
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ