Câu hỏi: Hậu quả của rối nhiễu tâm trí đối với trẻ em?

Trả lời:
Thường khi tâm trí ta khoẻ mạnh thì đầu óc sáng láng, ý nghĩ đến nhanh, việc làm trôi chảy, cảnh vật xung quanh trở nên dễ chịu. Khi tinh thần bất an, đầu óc trở nên căng thẳng, trí nhớ giảm sút, lẫn lộn, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, ăn không ngon, ngủ không yên, công việc bê trễ. “Rối nhiễu tâm trí” dùng để chỉ biểu hiện lệch lạc nói chung về sức khoẻ tâm trí của một cá nhân.
Đối với trẻ em, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là tình trạng sức khỏe của trẻ suy giảm rõ rệt, trẻ sút cân, mất ngủ và luôn trong trạng thái lo âu, căng thẳng, học hành sút kém. 
Ở mức độ nhẹ, RNTT thể hiện các triệu chứng rất chung chung như: Nhức đầu, mệt mỏi không có nguyên nhân rõ ràng, chán ăn, học tập sút kém, cáu giận vô cớ… Hiện tượng chán ăn, khóc đêm ở trẻ nhỏ; đau đầu, mất ngủ, đái dầm, bỏ học ở trẻ lớn; nặng nữa là trầm ngâm hoặc kích động, quậy phá trong một khoảng thời gian đủ dài vượt quá ngưỡng cơ thể tự điều chỉnh. Giai đoạn này bệnh thường được chẩn đoán nhầm sang các bệnh thực thể khác hoặc bỏ qua. Không được phát hiện, vòng xoắn rối nhiễu nặng dần lên, các triệu chứng trên trở nên rõ rệt và thường xuyên hơn, tác động đến sinh hoạt, học tập và nảy sinh các bệnh thực thể khác.
Nếu tiếp tục không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời, trẻ sẽ dần rơi vào trạng thái cô đơn, xa lánh bạn bè, người thân, rối loạn giấc ngủ, bỏ ăn, bỏ học, bỏ nhà đi lang thang, vi phạm pháp luật và nghĩ tới hành động hủy hoại thân thể hoặc tự tử. Đến lúc này mới tìm đến bác sĩ tâm thần thì bệnh đã rõ ràng, điều trị sẽ vô cùng khó khăn. Có nhiều trẻ bị đau đầu, mất ngủ, bố mẹ bỏ ra rất nhiều tiền để khám xét nghiệm, chụp CT não... kết quả không tìm ra bệnh gì khiến nhiều trẻ ngày càng trầm uất hơn và thậm chí nảy sinh ý nghĩ tự tử.
Ở Việt Nam, RNTT thường được phát hiện muộn do hệ thống phát hiện các bệnh lý về sức khoẻ tâm trí còn rất thiếu cả về khả năng cung cấp dịch vụ và chất lượng dịch vụ. Các triệu chứng của RNTT cũng có thể gặp trong rất nhiều bệnh thực thể khác nên thời gian đầu dễ bị chẩn đoán nhầm. Nếu không được phát hiện sớm, RNTT kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, giao tiếp và sức khoẻ của trẻ.
 

Tin liên quan
Câu hỏi: Tại sao cần có người chăm sóc trẻ trong hoạt động chăm sóc, nhận biết và phòng tránh rối nhiễu tâm trí ở trẻ em
Câu hỏi: Sự phát triển tâm lý của trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi
Câu hỏi: Sự phát triển tâm lý trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi?
Câu hỏi: Sự phát triển tâ, lý trẻ từ 3 đến 4 tuổi?
Câu hỏi: Sự phát triển tâm lýtrẻ từ 4 đến 5 tuổi
Câu hỏi: Sự phát triển tâm lý trẻ từ 5 đến 6 tuổi?
Câu hỏi: Cha mẹ cần làm gì khi có con bị rối nhiễu tâm trí?
Câu hỏi: Các địa chỉ liên quan đến hoạt động can thiệp, hỗ trợ trẻ em rối nhiễu tâm trí.
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ