Dạy trẻ biết yêu em

 
Do đã quen với việc được dành trọn sự yêu thương, chăm sóc từ bố mẹ nên khi có thêm em bé, con đầu của bạn sẽ cảm thấy bị hụt hẫng bởi “bị” san sẻ tình cảm. Thậm chí, một số bé còn bị stress, bỏ ăn và sống thu mình hơn.

Cho dù trẻ có thích có em bé hay không thì bạn cũng cần phải chuẩn bị trước tinh thần cho bé để tránh những ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ và giảm stress cho mẹ. Một số mách nước đơn giản sau sẽ giúp bé yêu em của mình hơn.

 

Trong thời gian mang thai

 

Hãy nói cho con nghe về việc mang thai của mình trước khi bé biết được thông tin này từ những người khác – điều này dễ khiến bé có cảm giác bị bỏ rơi.

 

Khuyến khích trẻ làm quen, trò chuyện và “giao tiếp” với em bé bằng cách đặt tay lên bụng mẹ để cảm nhận những cử động của thai nhi.

 

Cho phép trẻ cũng nghĩ tên đặt cho em bé, trẻ sẽ rất thích thú nếu được đóng góp trong “công cuộc” chọn tên cho em.

 

Khuyến khích trẻ "làm quen" với em bé trong bụng mẹ.

 

Cho con được tham gia vào các công việc chuẩn bị đón em bé chào đời như: trang trí phòng nhỏ, chọn quần áo, nôi cũi cho em bé, chuẩn bị album cho bé sắp sinh…

 

Tạo dựng mối liên hệ khăng khít giữa trẻ và em bé bằng cách cho trẻ đi cùng trong mỗi lần bạn đi khám thai thường kỳ. Trẻ sẽ cùng bạn nghe bác sĩ nói về em bé, nghe nhịp tim đập của em bé và quan sát em qua màn hình siêu âm.

 

Cho trẻ ngủ riêng để làm quen với việc ngủ không có mẹ, giúp trẻ học được tính độc lập ngay từ nhỏ và tránh ghen tị khi mẹ nằm cũng em bé mới sinh.

 

Thời gian sinh em bé ở bệnh viện

 

Sắp xếp để trẻ đến thăm mẹ và em bé càng sớm càng tốt. Nhiều khi bé rất hồ hởi chào đón em bé, bạn hãy tận dụng cảm xúc này của bé để làm tăng tình cảm của bé với em.

 

Hướng dẫn con đến gần xem em bé, hôn nhẹ nhàng lên má em. Việc làm này khiến bé thấy mình lớn hơn, cần phải chở che cho em.

 

Bạn cũng nên hỏi con cảm nhận về em bé như thế nào (giống ai, có đáng yêu không…)? Lúc này bé sẽ chia sẻ suy nghĩ của mình về em, bạn hãy chú ý lắng nghe con và trao đổi với bé.

 

Bạn có thể cho bé mang túi đồ của em từ bệnh viện về nhà dể giúp bé có tinh thần trách nhiệm với em bé hơn.

 

Khi em bé về nhà

 

 

 

Tạo điều kiện để trẻ giúp đỡ mẹ chăm sóc em.

 

Tạo điều kiện để người thân tới thăm quan tâm và tặng quà cho cả hai trẻ, nếu chỉ có món quà dành cho em bé mới sinh sẽ khiến trẻ không vui và làm giảm sút tinh thần của trẻ. Nếu bạn bè của bạn không chuẩn bị quà cho bé lớn, bạn nên gợi ý cô/chú chúc cháu một câu để bé được khích lệ.

 

Cố gắng tạo ra sự năng động của trẻ trong việc giúp đỡ mẹ chăm sóc em bé hàng ngày như: nhờ trẻ lấy tã, quần áo cho em, ru em ngủ…

 

Đặc biệt, dù bạn bận rộn trong việc chăm sóc bé nhỏ hơn nhưng cũng vẫn nên dành thời gian quan tâm đến bé lớn. Một vài nụ hôn và cái ôm nồng ấm dành cho trẻ sẽ giúp trẻ cảm thấy bớt tủi thân. Càng thể hiện sự công bằng được bao nhiêu, con bạn sẽ yêu em bấy nhiêu.

 

Một số lưu ý

 

Không nên chê trách con trẻ và khen em bé trước mặt những người khách đến chơi, dù chỉ là những lời nói trêu đùa, vui vẻ. Cũng không để ai có cơ hội trêu bé đã bị ra rìa, con bạn sẽ sợ và càng ghét em hơn.

 

Đừng tạo cho con cảm giác bị "ra rìa"

 

Đừng để con lo lắng vì sợ không được mẹ yêu nữa. Hãy nói cho trẻ biết bạn rất yêu con và sẽ dành nhiều thời gian cho con hơn khi em bé lớn.

 

Cố gắng đừng thay đổi nếp sống của con. Nên duy trì thói quen mà bố mẹ thường làm hằng ngày cho trẻ và lắng nghe thói quen của bé.

                                                                                                          Theo eva.vn


Tin liên quan
Dạy con biết khoan dung
Dạy con sống có trách nhiệm
Dạy con biết yêu thương từ bé
Dạy con yêu thiên nhiên
Giúp con sống nhân ái hơn
Giúp bé hứng thú với việc ăn uống
Hướng dẫn cách dỗ con nín khóc
Vì sao trẻ dễ mắc các bệnh lây nhiễm, cách phòng chống như thế nào?
Thóp trẻ thở “phập phồng” có nguy hại?
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ