Các nguyên tắc cơ bản trong trị liệu việc với trẻ tự kỷ

Năm 2008 Liên hiệp quốc đưa ra khái niệm “Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển tồn tại suốt cuộc đời, thường xuất hiện trong 3 năm đầu đời. TK là do rối loạn thần kinh, gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra ở bất cứ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc điểm của Tự kỷ là những khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ và có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại”.


Đây được coi là khái niệm tương đối đầy đủ và được sử dụng phổ biến nhất. Chính vì vậy để hỗ trợ gia đình người chăm sóc có kỹ năng chăm sóc trị liệu giúp trẻ phát triển tốt hơn thì cha mẹ và người chăm sóc họ có kiến thức kỹ năng được đào tạo bài bản và nắm được những nguyên tắc làm việc tiếp xúc, can thiệp phù hợp linh hoạt và sáng tạo phù hợp với từng trẻ khác nhau.

Do đặc thù riêng của trẻ tự kỷ nói chung và từng trẻ nói riêng nên mối quan hệ Một - Một (một trò một cô) là chìa khó quan trọng trong phương pháp công tác xã hội cá nhân và là người tương tác trược tiếp với trẻ để hiểu tạo dựng mối quan hệ, tạo điều kiện, xác định vấn đề tìm kiếm tiềm năng, điểm mạnh điểm yếu của trẻ để can thiệp trị liệu cho trẻ phù hợp. Bởi mỡi trẻ có đặc điểm sự phát triển và các hành vi ngưỡng nặng nhẹ khác nhau khi mắc tự kỷ.

Trong khi làm việc với gia đình giáo viên (Nhân viên công tác xã hội) là người trung gian, huy động và giúp cho các cá nhân trong gia đình cùng thấy một quan điểm chung và giúp họ cùng hiểu. Bởi người đánh giá định hướng cho trẻ là chuyên gia có chuyên môn tuy nhiên để quyết định sự tiến bộ của trẻ nhanh hay chậm là người đồng hành trong suốt cuộc đời trẻ là cha mẹ gia đình. Khi đã hiểu được vấn đề của con và được trang bị kiến thức cơ bản cộng sự trợ giúp chuyên gia tư vấn thì gia đình là yếu tố quyết định cho sự tiến bộ của con mình.

 

Ảnh minh họa

 Công nhận mọi trẻ đều có khả năng học tập: Trẻ khiếm thính hay khiếm thị vẫn có trí tuệ bình thường. Chúng ta không nên gắn nhãn mác hay quy chụp các con đều giống nhau, không nên đánh đồng và hãy yêu thương trẻ. Các kế hoạch trị liệu cho các con phải linh hoạt và dựa vào sở thích để thiết kế bài học cho phù hợp.

Nên dạy trẻ khuyết tật các kỹ năng mà trẻ bình thường học và sử dụng. Tuy nhiên việc trẻ tự kỷ tiếp thu có giới hạn và mất rất nhiều thời gia công sức nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ qua những bài học trẻ mà cần kiên trì.

Bắt đầu can thiệp càng sớm càng tốt, khi trẻ có dấu hiệu bất thường gia đình đưa trẻ đi thăm khám và tư vấn được trị liệu sớm. Năm năm đầu đời là những năm tháng rất quan trọng, điều này có thể hạn chế những vấn đề về giáo dục và cư sử sau này trong cuộc sống của trẻ.

Phối hợp chặt chẽ với nhà trường với gia đình, coi cha mẹ là người quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ.

 Tập chung vào nhu cầu và khả năng của từng trẻ và từng gia đình. Mỗi em bé có điều kiện riêng về yếu tố thể chất, về hoàn cảnh phát triển, đặc biệt là mối quan hệ của trẻ đối với thế giới bên ngoài mà trong đó các giác quan có một vai trò rất quan trọng.

 Một đặc trưng cơ bản trong giáo dục đặc biệt là tính cá thể hóa cao. Trẻ cần có một chương trình cá nhân riêng, chương trình này phải được xây dựng trên cơ sở khả năng  nhu cầu của trẻ và phải phù hợp với quan điểm giáo dục của phụ huynh nhu cầu và khả năng của gia  đình .

Trường mần non cần liên hệ với những chương trình  để can thiệp tiếp tục có lợi cho trẻ.

 

Nguyễn Thị Phương (Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh)

 

Tin liên quan
Vai trò nhân viên công tác xã hội đối trong việc hỗ trợ gia đình trị liệu trẻ tự kỷ tại Trung tâm Công tác xã hội
Nỗi niềm của bậc làm cha mẹ khi đối mặt con mình mắc tự kỷ và cuộc hành trình đầy gian nan
Trang bị kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em tại cộng đồng
Hội nghị tập huấn kiến thức, kỹ năng tiếp cận và cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người bán dâm tại cộng đồng.
Một số phương pháp trị liệu trẻ tự kỷ tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh.
Một tấm gương điển hình trong việc vươn lên, vượt qua khó khăn sau khi vấp ngã
Quảng Ninh - tổ chức Kỷ niệm ngày Công tác xã hội Việt Nam (lần thứ nhất).
Tháng thanh niên - tháng Công tác xã hội
Xây dựng xã, phường không tệ nạn xã hội
Xây dựng Bộ tài liệu Khung chương trình đào tạo về tư vấn điều trị nghiện ma túy
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ