Kiểm tra, giám sát hoạt động của Hệ thống văn phòng Công tác xã hội các cấp

Với lợi thế về địa lý, cảng biển, biên giới và nguồn tài nguyên, Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, là nơi giao hội nhiều ngành, thành phần về kinh tế dẫn đến sự đa dạng, phức tạp trong các vấn đề về xã hội. Theo xu hướng chung của cả nước, cùng với những mặt tích cực của quá trình đổi mới là những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các nhóm dân cư, giữa nông thôn và đô thị, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa; tỷ lệ tội phạm, sử dụng ma túy, mại dâm đang diễn biến phức tạp, số vụ ly hôn gia tăng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng, yêu cầu của xã hội về hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội cũng tăng cao.


Thực hiện quan điểm: Phát triển kinh tế xã hội phải đồng thời với đảm bảo an sinh xã hội, một trong những giải pháp để đảm bảo an sinh xã hội đó là triển khai thực hiện tốt và có hiệu quả Đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nghề Công tác xã hội. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 32 là đó là thành lập Trung tâm Công tác xã hội để cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho cộng đồng. Năm 2010, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh đã thành lập và đi vào hoạt động, bước đầu đã triển khai cung cấp một số dịch vụ công tác xã hội trợ giúp các đối tượng yếu thế, trong đó ưu tiên đối tượng trẻ em. 

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi nhận thấy rằng: việc triển khai các hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội chỉ thực hiện tập trung ở tuyến tỉnh là chưa đủ bởi các đối tượng, nhất là các đối tượng yếu thế và các vấn đề xã hội cần được can thiệp lại thường xảy ra ở tuyến cơ sở là chủ yếu, hơn nữa không phải đối tượng yếu thế nào trong cộng đồng cũng có cơ hội và điều kiện tiếp cận các đơn vị cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở tuyến tỉnh (mặc dù họ có nhu cầu). Với nhận thức trên, năm 2012 đồng thời với việc duy trì các hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở cấp tỉnh thì Quảng Ninh đã triển khai thực hiện xây dựng thí điểm mô hình Hệ thống Văn phòng Công tác xã hội tại 4 địa phương: Hạ Long, Móng Cái, Tiên Yên và Quảng Yên. Mỗi địa phương có 01 Văn phòng Công tác xã hội cấp huyện, 02 Văn phòng Công tác xã hội cấp xã, 01 Văn phòng Công tác xã hội trong trường học. Số văn phòng công tác xã hội các cấphiện naylà 16  văn phòng với số cán bộ, nhân viên chuyên trách và kiêm nhiệm là 56 người.

Với vai trò là đơn vị chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và phối hợp với các văn phòng Công tác xã hội cung cấp các dịch vụ xã hội tới người dân tại cộng đồng. Hàng năm, ngoài việc tổ chức các lớp đào tạo nâng cao năng lực, Trung tâm còn chú trọng tổ chức hoạt động kiểm tra, giám sát nhằmmục đích hỗ trợ, nâng cao năng lực hoạt động trong việc cung cấp các dịch vụ CTXH của hệ thống Văn phòng CTXH các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH, từ đó đưa ra những biện pháp giải quyết, khắc phục nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống Văn phòng CTXH, đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ CTXH của cộng đồng tại địa bàn dân cư.   

Trong năm 2018, Trung tâm Công tác xã hội đã tiến hành 03 đợt kiếm tra giám sát hoạt động của hệ thống Văn phòng Công tác xã hội các cấp với nội dung: Việc duy trì trực tư vấn tại văn phòng, tư vấn qua điện thoại; hoạt động giao ban hệ thống; hoạt động truyền thông; hoạt động quản lý trường hợp và việc sử dụng các trang thiết bị được cấp phát đối với các văn phòng...Qua kiểm tra, phần lớn các văn phòng đều chấp hành nghiêm chế độ trực tự vấn tại văn phòng. Ngoài ra, việc sử dụng, bảo quản các trang thiết bị cũng ngăn nắp, nghiêm túc. Đội ngũ cán bộ nhiệt tình, trách nhiệm và trình độ đào tạo tương đối phù hợp với lĩnh vực công tác xã hội.Các hoạt động triển khai đều mang lại hiệu quả thiết thực cho cộng đồng dân cư trong việc tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội hiện có. Đặc biệt trong đó là hoạt động Quản lý trường hợp lồng ghép với tư vấn trực tiếp, qua đó giúp đối tượng nhận biết được vấn đề, phát hiện vấn đề sớm để cùng tìm cách tháo gỡ, giải quyết. Mặt khác, thông qua hoạt động truyền thông, các đối tượng đã hiểu và chủ động tìm hiểu, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội trên địa bàn. Công tác phối kết hợp trong hoạt động cung cấp dịch vụ Công tác xã hội được tăng cường, công tác kết nối, chuyển gửi nhanh chóng, kịp thời và đạt hiệu quả. 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống cũng giúp cho Trung tâm phát hiện được những vấn đề tồn tại như sau: (1). Về cơ sở vật chất: Chưa được trang bị đầy đủ các trang thiết bị để đảm bảo các hoạt động nghiệp vụ; Chưa có Văn phòng làm việc riêng cho đội ngũ nhân viên hệ thống. Việc bố trí phòng làm việc ngay trong phòng/ban Lao động - Thương binh và Xã hội của địa bàn, dẫn đến sự nhầm lần của đối tượng trong hoạt động tiếp cận và sử dụng dịch vụ Công tác xã hội, bởi đối tượng nghĩ rằng họ đang tìm kiếm sự trợ giúp từ cán bộ làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội chứ không phải là nhân viên thuộc hệ thống Văn phòng Công tác xã hội. Tồn tại này xảy ra ngay cả khi nhân viên hệ thống triển khai công tác tư vấn, truyền thông và quản lý trường hợp tại cộng đồng.(2). Về tổ chức bộ máy: Có sự luân chuyển, thay thế, do đó cán bộ mới cần có một thời gian để tiếp cận công việc, kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng chưa được trang bị đầy đủ do đó hạn chế trong nhiều hoạt động, đặc biệt là công tác tư vấn, tham vấn. Phần lớn cán bộ làm công tác kiêm nhiệm nên chưa dành nhiều thời gian cho hoạt động của hệ thống; (3). Về kinh phí hoạt động: Nguồn kinh phí được cấp hàng năm còn hạn hẹp nên việc triển khai các hoạt động chưa đa dạng về nội dung và hạn chế về số lượng, do đó mới chỉ triển khai thực hiện được 1/3 nội dung công việc đã được thống nhất trong hợp đồng công việc;Cách thức và thời gian phân bổ nguồn kinh phí vẫn còn bất hợp lý. Việc hết 6 tháng đầu năm ngân sách chưa được phân bổ khiến công việc của các văn phòng trở nên thụ động, các cán bộ không yên tâm công tác;Đa phần nhân viên hệ thống không nắm rõ nghiệp vụ thanh toán, nên việc thanh quyết toán các hoạt động còn gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến chậm trễ trong hoạt động nghiệp vụ;(4). Về chuyên môn, nghiệp vụ:Cán bộ các Văn phòng dù đã được đào tạo và tập huấn nâng cao năng lực nhưng kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, việc cập nhât các thông tin liên quan đến các chế độ, chính sách của nhà nước còn chậm nên đôi lúc còn lúng túng trong việc tư vấn cho đối tượng;Một số địa bàn tại các địa phương rộng đi lại khó khăn nên việc tiếp cận và cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho các đối tượng vẫn còn hạn chế;Công tác tuyên truyền tuy được đẩy mạnh song mức độ hiểu biết của nhân dân về nghề CTXH và chức năng nhiệm vụ, hoạt động của Văn phòng và Trung tâm CTXH còn hạn chế. Đặc biệt, đa phần đối tượng có tâm lý thích được trợ giúp bằng vật chất hơn là hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ trợ giúp. Các đối tượng yếu thế cần trợ giúp còn e dè, chưa chủ động tìm đến văn phòng để được tư vấn, trợ giúp.

Trong năm 2019, Trung tâm Công tác xã hội tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ, đề xuất với cấp có thẩm quyền giải quyết tối đa những vấn đề còn tồn tại, để hệ thống Văn phòng công tác xã hội các cấp hoạt động hiệu quả. Đáp ứng mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận được các dịch vụ Công tác xã hội ngay tại cộng đồng nơi họ sinh sống, giúp họ giải quyết được các vấn đề gặp phải, góp phần thực hiện tốt an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn.

Đỗ Thị Lệ - Trung tâm CTXH Quảng Ninh

Tin liên quan
Tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 và hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động
Trầm cảm - Căn bệnh đe dọa thế hệ trẻ ngày nay
Tọa đàm về Luật người khuyết tật, Công ước Quốc tế về quyền của Người khuyết tật cho các thành viên tham gia câu lạc bộ Người điếc Quảng Ninh.
Truyền thông nói chuyện chuyên đề về sức khỏe tâm thần, rối nhiễu tâm trí và các dịch vụ trợ giúp xã hội cho giáo viên, học sinh tại 40 trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Khảo sát, đánh giá nhu cầu của trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và gia đình đang nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại cộng đồng.
Công lý cho nạn nhân bạo lực tình dục - Tiếng nói người trong cuộc
Tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng cho phụ huynh để hỗ trợ cho trẻ chậm nói
Những nhu cầu của cha mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ rối nhiễu tâm trí, tự kỷ tại Trung tâm Công tác xã hội
Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ nhân viên hệ thống văn phòng Công tác Xã hội về trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí (RNTT) dựa vào cộng đồng và đội ngũ cán bộ, nhân viên thực hiện mô hình tâm lý trị liệu cho trẻ em RNTT năm 2018
Tập huấn cung cấp kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em, kết nối cung cấp các dịch vụ và mô hình công tác xã hội trợ giúp trẻ em cho người nuôi dưỡng trẻ.
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ